BÀI TRUYỀN THÔNG Phòng chống bệnh sởi
BÀI TRUYỀN THÔNG
Phòng chống bệnh sởi
---------
- Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Sởi là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em trên toàn cầu mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh. Bệnh rất dễ lây và có khả năng gây dịch lớn.Phòng chống bệnh sởi
---------
- Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các đồ vật mới bị nhiễm các dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban; có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy....
- Mọi đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh.
- Để chủ động phòng tránh bệnh sởi Trung tâm Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 – 23 tháng tuổi.
- Người lớn trong gia đình có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.
- Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...
- Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.
- Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...
- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
- Lau sàn nhà, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
- Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm y tế xã, phường; các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.
- “Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi!” “Hãy đưa trẻ từ 1- 5 tuổi đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi-rubella tại trạm y tế”
Nguồn: Cục Y tế dự phòng
Thông tin khác
- Phường 2 tổ chức thăm và chúc tết các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn (22/01/2025)
- Phường 2 tổ chức bàn giao nhà chữ thập đỏ... (21/01/2025)
- Trao quyết định về việc điều động công chức cấp xã (30/12/2024)
- Thông báo về việc tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn phường 2... (23/12/2024)
- Phường 2 tổng kết mô hình "không gian đại đoàn kết" năm 2024 (20/12/2024)
- Thông báo về việc tiêm vaccine td phòng bệnh uốn ván - bạch hầu trên địa bàn phường 2 (12/12/2024)
- Thông báo về việc ra quân bắt chó, mèo thả rông trên địa bàn phường 2 đợt 2 năm 2024 (10/12/2024)
- Mô hình “bữa sáng nghĩa tình” của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh việt nam phường 2 (03/12/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét