Có 3 biểu hiện này sau khi uống nước chứng tỏ bạn không khỏe
Có 3 biểu hiện này sau khi uống nước chứng tỏ bạn không khỏe
------------------------
------------------------
Sau khi uống nước mà nhận thấy cơ thể có 3 biểu hiện bất thường dưới đây chứng tỏ sức khỏe có vấn đề và bạn cần đi khám ngay.
Uống nước thường xuyên và đầy đủ là một thói quen tốt, vô cùng cần thiết cho cơ thể. Nhưng bạn có thể không biết rằng, sau khi uống nước, có một vài người sẽ xuất hiện những tín hiệu bất thường, và đây có thể là lời cảnh báo sức khỏe bạn đang không tốt.
1. 3 biểu hiện sau khi uống nước chứng tỏ bạn không khỏe
Đau bụng, chướng bụng sau khi uống nước
Nếu sau khi uống nước xong và tự kiểm tra thấy phần bụng khó chịu hay đau bụng thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận đang suy giảm. Bên cạnh đó, chướng bụng, đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu cho bệnh xơ gan cổ trướng. Đây là một bệnh lý ở giai đoạn cuối của xơ gan khiến gan bị suy giảm chức năng, không còn khả năng phục hồi, thanh lọc và thải độc ra khỏi cơ thể.
Đặc biệt chú ý đối với những nhóm người uống nhiều rượu, bia, người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc bị tổn thương gan, sau khi uống nước mà cảm thấy đau bụng, chướng bụng thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, bệnh về dạ dày như viêm, loét dạ dày, đại tràng,...cũng có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng.
Nước tiểu bất thường sau khi uống nước
Nước tiểu một trong những yếu tố sẽ phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể. Nếu sau khi đi vệ sinh, nước tiểu có mùi lạ chẳng hạn như mùi táo thối, thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường và một số bệnh lý liên quan đến thận.
Nước tiểu có bọt, màu vàng sẫm hoặc đỏ sẽ phản ánh sức khỏe của bạn có thể đang có vấn đề với thận. Trong trường hợp này hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và giải tỏa lo lắng.
Dù đã uống nhiều nước nhưng vẫn còn khát
Nếu bạn luôn thấy khát nước, đi kèm với khô miệng tạm thời hoặc kéo dài mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm thì hãy chú ý rằng có khả năng bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, bài tiết nhiều hơn, mờ mắt và sụt cân.
Lượng đường trong máu cao sẽ kéo nước ra khỏi tế bào để cân bằng lại lượng đường huyết trong máu, khiến cơ thể bị mất nước. Bên cạnh đó, thận có xu hướng đào thải đường dư thừa ra ngoài cùng với nước tiểu nên bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Đây chính là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khát nước liên tục.
2. Cách uống nước đúng cách
Tư thế lý tưởng nhất là bạn nên ngồi uống nước, vì lúc này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn và giúp cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.
Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần từ 1,5 đến 2 lít nước. Trên thực tế, lượng nước một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.
Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần, không cần phải đợi khát mới uống và nên chú ý khi khát cũng chỉ nên uống một cách từ từ. Uống nước quá nhanh trong khi khát có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho tim mạch.
Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh, đặc biệt là nước đá. Nếu uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bổ sung nước muối kịp thời cho cơ thể khi vận động nhiều do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
Uống nước thường xuyên và đầy đủ là một thói quen tốt, vô cùng cần thiết cho cơ thể. Nhưng bạn có thể không biết rằng, sau khi uống nước, có một vài người sẽ xuất hiện những tín hiệu bất thường, và đây có thể là lời cảnh báo sức khỏe bạn đang không tốt.
1. 3 biểu hiện sau khi uống nước chứng tỏ bạn không khỏe
Đau bụng, chướng bụng sau khi uống nước
Nếu sau khi uống nước xong và tự kiểm tra thấy phần bụng khó chịu hay đau bụng thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận đang suy giảm. Bên cạnh đó, chướng bụng, đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu cho bệnh xơ gan cổ trướng. Đây là một bệnh lý ở giai đoạn cuối của xơ gan khiến gan bị suy giảm chức năng, không còn khả năng phục hồi, thanh lọc và thải độc ra khỏi cơ thể.
Đặc biệt chú ý đối với những nhóm người uống nhiều rượu, bia, người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc bị tổn thương gan, sau khi uống nước mà cảm thấy đau bụng, chướng bụng thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, bệnh về dạ dày như viêm, loét dạ dày, đại tràng,...cũng có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng.
Nước tiểu bất thường sau khi uống nước
Nước tiểu một trong những yếu tố sẽ phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể. Nếu sau khi đi vệ sinh, nước tiểu có mùi lạ chẳng hạn như mùi táo thối, thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường và một số bệnh lý liên quan đến thận.
Nước tiểu có bọt, màu vàng sẫm hoặc đỏ sẽ phản ánh sức khỏe của bạn có thể đang có vấn đề với thận. Trong trường hợp này hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và giải tỏa lo lắng.
Dù đã uống nhiều nước nhưng vẫn còn khát
Nếu bạn luôn thấy khát nước, đi kèm với khô miệng tạm thời hoặc kéo dài mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm thì hãy chú ý rằng có khả năng bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, bài tiết nhiều hơn, mờ mắt và sụt cân.
Lượng đường trong máu cao sẽ kéo nước ra khỏi tế bào để cân bằng lại lượng đường huyết trong máu, khiến cơ thể bị mất nước. Bên cạnh đó, thận có xu hướng đào thải đường dư thừa ra ngoài cùng với nước tiểu nên bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Đây chính là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khát nước liên tục.
2. Cách uống nước đúng cách
Tư thế lý tưởng nhất là bạn nên ngồi uống nước, vì lúc này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn và giúp cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.
Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần từ 1,5 đến 2 lít nước. Trên thực tế, lượng nước một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.
Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần, không cần phải đợi khát mới uống và nên chú ý khi khát cũng chỉ nên uống một cách từ từ. Uống nước quá nhanh trong khi khát có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho tim mạch.
Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh, đặc biệt là nước đá. Nếu uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bổ sung nước muối kịp thời cho cơ thể khi vận động nhiều do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Thông báo về việc tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn phường 2... (23/12/2024)
- Phường 2 tổng kết mô hình "không gian đại đoàn kết" năm 2024 (20/12/2024)
- Thông báo về việc tiêm vaccine td phòng bệnh uốn ván - bạch hầu trên địa bàn phường 2 (12/12/2024)
- Thông báo về việc ra quân bắt chó, mèo thả rông trên địa bàn phường 2 đợt 2 năm 2024 (10/12/2024)
- Mô hình “bữa sáng nghĩa tình” của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh việt nam phường 2 (03/12/2024)
- Tham gia cuộc thi trực tuyến "quân đội nhân dân việt nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và... (25/11/2024)
- Đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, phường 2 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9 (25/11/2024)
- Trao học bổng nguyễn sinh sắc cho sinh viên nghèo (09/11/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét