4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum được WHO cảnh báo
4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum được WHO cảnh báo
------------------------
------------------------
Ngộ độc Botulinum đang là vấn đề đáng lo ngại trong thời gian qua.
Vi khuẩn Botulinum (Clostridium botulinum) chứa độc tính thần kinh cực cao, có thể gây chết người chỉ bằng lượng độc tố siêu nhỏ tồn tại dưới dạng bào tử. Phần lớn ca bệnh nhiễm độc Botulinum từ nguồn thực phẩm, số ít do việc hít phải hoặc do vết thương bị nhiễm trùng gây nên.
Việc nắm rõ những nhóm thực phẩm dễ chứa vi khuẩn Botulinum, hiểu rõ triệu chứng cùng những biện pháp an toàn thực phẩm là cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc hiệu quả nhất tại thời điểm này.
1. 4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum được WHO cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã đưa ra những thông điệp cảnh báo nguy hiểm của tình trạng ngộ độc Botulinum cùng danh sách 4 nhóm thực phẩm có khả năng chứa bào tử độc tố này bao gồm:
Các loại rau củ lên men
Những món ăn chế biến bằng cách lên men đã quá quen thuộc với người dân nước ta nói riêng và châu Á nói chung như kim chi, cà muối, natto,...
Những thực phẩm này có khả năng trở thành nguồn lây khuẩn Botulinum cực kỳ cao, nếu quy trình chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc thực phẩm được ngâm ủ quá thời hạn cho phép.
Đồ hộp, đồ đóng gói sẵn
Botulinum là loại vi khuẩn sống trong môi trường kỵ khí, sinh bào tử, vậy nên sẽ cực kỳ “yêu thích” môi trường bên trong các loại thực phẩm kín như đồ hộp, đồ đóng gói sẵn không đảm bảo chất lượng.
Sản phẩm thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giò chả, dăm bông,...sở hữu môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi của bào tử độc tố Botulinum, nhất là các loại thực phẩm đã quá hạn hoặc được chế biến một cách không đảm bảo vệ sinh.
Thực phẩm sống, ôi thiu, bảo quản sai cách
Các nghiên cứu cho thấy Botulinum có khả năng tồn tại trong ruột cá, ruột các loại gia súc và các loại thực phẩm không được nấu chín kỹ khi sử dụng. Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu ngày, thực phẩm có dấu hiệu ôi, thiu cũng là nguồn có khả năng sinh ra khuẩn Botulinum gây ngộ độc cao.
2. Triệu chứng ngộ độc Botulinum từ thực phẩm
Các triệu chứng do độc tố Botulinum gây ra thường xuất hiện từ 12 - 36 giờ sau khi hấp thụ thực phẩm có độc, một vài trường hợp khởi phát chậm lên đến 1 tuần. Biểu hiện ngộ độc xuất hiện đồng loạt ở nhiều hệ cơ quan trên cơ thể:
Về tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, bụng đau dữ dội, táo bón, liệt ruột cơ năng.
Về thần kinh: Xuất hiện tình trạng sụp mi mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt,.. xuất phát từ nguyên do liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân.
Về khả năng vận động: Triệu chứng ban đầu sẽ chỉ ở mức mệt mỏi, mất sức, cơ thể suy nhược và không linh hoạt, khi diễn tiến nặng có thể gây liệt tứ chi, liệt các cơ vùng bụng và ngực.
Về hô hấp: Khó thở, ứ đọng đờm và nước bọt, suy hô hấp - nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm độc Botulinum.
Thêm vào đó, người bị nhiễm độc với dù ở mức nhẹ vẫn có nguy cơ mắc chứng mệt mỏi, khó thở trong nhiều năm tiếp theo và cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài nếu muốn hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
3. 6 biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc Botulinum
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Để ngăn ngừa sự phát triển của độc tố Botulinum, việc đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến, sản xuất thực phẩm là điều vô cùng quan trọng và đóng vai trò chủ chốt.
Người dân nên vệ sinh thực phẩm sạch sẽ trước và trong quá trình chế biến, cần hạn chế tiêu thụ mọi loại thức ăn có khác lạ về màu sắc, mùi vị, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và hạn chế dùng thực phẩm đóng chế biến và đóng gói sẵn.
Hạn chế bảo quản thực phẩm trong môi trường kín khí
Botulinum là vi khuẩn kỵ khí và phát triển mạnh mẽ trong những môi trường đóng kín, thiếu oxy. Vậy nên khi bảo quản thực phẩm bạn cần lưu ý không giữ thực phẩm trong môi trường quá kín, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đóng kín trong chai, lọ, hộp, túi.
Kiểm soát nhiệt độ
Hãy luôn chắc chắn rằng thực phẩm đã được nấu chín với nhiệt độ hơn 80 độ C để đảm bảo các bào tử của Botulinum được loại bỏ hoàn toàn, không còn khả năng sinh sôi và gây ngộ độc cho người dùng.
Vệ sinh cá nhân
Việc rửa sạch tay trước, trong và sau khi chế biến hoặc ăn uống là điều vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Kiểm tra thực phẩm trước khi sử dụng
Bất cứ sự khác lạ nào từ thực phẩm về mùi, màu và vị cũng cần được lưu ý và khi phát hiện bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Việc tự chế biến thực phẩm tại nhà cũng cần được giám sát thường xuyên, kiểm tra và loại bỏ hoàn toàn nếu phát hiện thực phẩm không đạt đủ chuẩn an toàn.
Ăn chín uống sôi
Ăn chín uống sôi là biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc Botulinum ở tất cả mọi đối tượng. Tiêu thụ thực phẩm đã vừa được chế biến và đã nấu chín kỹ lưỡng là ưu tiên hàng đầu để giữ được cơ thể khỏe mạnh, tránh xa mọi loại độc tố, bệnh tật.
Botulinum được các chuyên gia y tế đánh giá là loại độc tố cực kỳ nguy hiểm với khả năng tử vong cao nếu không được kịp thời dùng thuốc giải. Tuy nhiên, tình trạng thuốc giải độc tại nước ta hiện nay đang rơi vào trạng thái cực hiếm do chứa ít lượng thuốc trữ sẵn.
Hãy tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh, an toàn trong chế biến thực phẩm. Ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiện khác thường về sức khỏe phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị kịp thời bạn nhé!
Vi khuẩn Botulinum (Clostridium botulinum) chứa độc tính thần kinh cực cao, có thể gây chết người chỉ bằng lượng độc tố siêu nhỏ tồn tại dưới dạng bào tử. Phần lớn ca bệnh nhiễm độc Botulinum từ nguồn thực phẩm, số ít do việc hít phải hoặc do vết thương bị nhiễm trùng gây nên.
Việc nắm rõ những nhóm thực phẩm dễ chứa vi khuẩn Botulinum, hiểu rõ triệu chứng cùng những biện pháp an toàn thực phẩm là cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc hiệu quả nhất tại thời điểm này.
1. 4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum được WHO cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã đưa ra những thông điệp cảnh báo nguy hiểm của tình trạng ngộ độc Botulinum cùng danh sách 4 nhóm thực phẩm có khả năng chứa bào tử độc tố này bao gồm:
Các loại rau củ lên men
Những món ăn chế biến bằng cách lên men đã quá quen thuộc với người dân nước ta nói riêng và châu Á nói chung như kim chi, cà muối, natto,...
Những thực phẩm này có khả năng trở thành nguồn lây khuẩn Botulinum cực kỳ cao, nếu quy trình chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc thực phẩm được ngâm ủ quá thời hạn cho phép.
Đồ hộp, đồ đóng gói sẵn
Botulinum là loại vi khuẩn sống trong môi trường kỵ khí, sinh bào tử, vậy nên sẽ cực kỳ “yêu thích” môi trường bên trong các loại thực phẩm kín như đồ hộp, đồ đóng gói sẵn không đảm bảo chất lượng.
Sản phẩm thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giò chả, dăm bông,...sở hữu môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi của bào tử độc tố Botulinum, nhất là các loại thực phẩm đã quá hạn hoặc được chế biến một cách không đảm bảo vệ sinh.
Thực phẩm sống, ôi thiu, bảo quản sai cách
Các nghiên cứu cho thấy Botulinum có khả năng tồn tại trong ruột cá, ruột các loại gia súc và các loại thực phẩm không được nấu chín kỹ khi sử dụng. Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu ngày, thực phẩm có dấu hiệu ôi, thiu cũng là nguồn có khả năng sinh ra khuẩn Botulinum gây ngộ độc cao.
2. Triệu chứng ngộ độc Botulinum từ thực phẩm
Các triệu chứng do độc tố Botulinum gây ra thường xuất hiện từ 12 - 36 giờ sau khi hấp thụ thực phẩm có độc, một vài trường hợp khởi phát chậm lên đến 1 tuần. Biểu hiện ngộ độc xuất hiện đồng loạt ở nhiều hệ cơ quan trên cơ thể:
Về tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, bụng đau dữ dội, táo bón, liệt ruột cơ năng.
Về thần kinh: Xuất hiện tình trạng sụp mi mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt,.. xuất phát từ nguyên do liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân.
Về khả năng vận động: Triệu chứng ban đầu sẽ chỉ ở mức mệt mỏi, mất sức, cơ thể suy nhược và không linh hoạt, khi diễn tiến nặng có thể gây liệt tứ chi, liệt các cơ vùng bụng và ngực.
Về hô hấp: Khó thở, ứ đọng đờm và nước bọt, suy hô hấp - nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm độc Botulinum.
Thêm vào đó, người bị nhiễm độc với dù ở mức nhẹ vẫn có nguy cơ mắc chứng mệt mỏi, khó thở trong nhiều năm tiếp theo và cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài nếu muốn hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
3. 6 biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc Botulinum
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Để ngăn ngừa sự phát triển của độc tố Botulinum, việc đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến, sản xuất thực phẩm là điều vô cùng quan trọng và đóng vai trò chủ chốt.
Người dân nên vệ sinh thực phẩm sạch sẽ trước và trong quá trình chế biến, cần hạn chế tiêu thụ mọi loại thức ăn có khác lạ về màu sắc, mùi vị, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và hạn chế dùng thực phẩm đóng chế biến và đóng gói sẵn.
Hạn chế bảo quản thực phẩm trong môi trường kín khí
Botulinum là vi khuẩn kỵ khí và phát triển mạnh mẽ trong những môi trường đóng kín, thiếu oxy. Vậy nên khi bảo quản thực phẩm bạn cần lưu ý không giữ thực phẩm trong môi trường quá kín, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đóng kín trong chai, lọ, hộp, túi.
Kiểm soát nhiệt độ
Hãy luôn chắc chắn rằng thực phẩm đã được nấu chín với nhiệt độ hơn 80 độ C để đảm bảo các bào tử của Botulinum được loại bỏ hoàn toàn, không còn khả năng sinh sôi và gây ngộ độc cho người dùng.
Vệ sinh cá nhân
Việc rửa sạch tay trước, trong và sau khi chế biến hoặc ăn uống là điều vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Kiểm tra thực phẩm trước khi sử dụng
Bất cứ sự khác lạ nào từ thực phẩm về mùi, màu và vị cũng cần được lưu ý và khi phát hiện bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Việc tự chế biến thực phẩm tại nhà cũng cần được giám sát thường xuyên, kiểm tra và loại bỏ hoàn toàn nếu phát hiện thực phẩm không đạt đủ chuẩn an toàn.
Ăn chín uống sôi
Ăn chín uống sôi là biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc Botulinum ở tất cả mọi đối tượng. Tiêu thụ thực phẩm đã vừa được chế biến và đã nấu chín kỹ lưỡng là ưu tiên hàng đầu để giữ được cơ thể khỏe mạnh, tránh xa mọi loại độc tố, bệnh tật.
Botulinum được các chuyên gia y tế đánh giá là loại độc tố cực kỳ nguy hiểm với khả năng tử vong cao nếu không được kịp thời dùng thuốc giải. Tuy nhiên, tình trạng thuốc giải độc tại nước ta hiện nay đang rơi vào trạng thái cực hiếm do chứa ít lượng thuốc trữ sẵn.
Hãy tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh, an toàn trong chế biến thực phẩm. Ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiện khác thường về sức khỏe phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị kịp thời bạn nhé!
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Ra quân bảo vệ môi trường và trồng cây xanh (27/02/2023)
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày thầy thuốc việt nam 27/02 (24/02/2023)
- Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật đất đai (sửa đổi) (22/02/2023)
- Cẩm nang các bài thuốc trị bệnh hiệu quả bằng cây đuôi chuột (20/02/2023)
- Tịnh thất ngọc luân phát 50 phần quà cho bà con nghèo (20/02/2023)
- Viêm não nhật bản (13/02/2023)
- 10 sự kiện nổi bật của tỉnh đồng tháp năm 2022 (13/02/2023)
- Lễ tình nhân – ngày 14 tháng 02 (10/02/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét