Covid nóng trở lại do xuất hiện chủng virus mới
Covid nóng trở lại do xuất hiện chủng virus mới
-------------------------------
-------------------------------
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương lấy mẫu, giải trình tự gene virus phát hiện sớm các biến chủng nCoV mới, trước bối cảnh WHO xếp chủng EG.5 đang lây lan ở nhiều quốc gia là "đáng quan tâm".
Ngày 14/8, Bộ Y tế chỉ đạo như trên, thêm rằng các địa phương chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó. Bộ cũng khuyến cáo tỉnh thành tiếp tục giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch.
Động thái này được Bộ Y tế đưa ra khi EG.5, còn gọi là Eris, biến chủng nCoV mới đang lây lan nhanh ở Mỹ và có mặt ở hơn 50 quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Đây là dòng phụ của chủng Omicron, chưa rõ độc lực hoặc khả năng kháng vaccine nhưng lây lan nhanh. Trên toàn cầu, EG.5 chiếm 11,6% số ca nhiễm kể từ giữa tháng 7 đến nay, tăng 6,2% so với một tháng trước đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp EG.5 vào nhóm biến chủng đáng quan tâm, yêu cầu các quốc gia tiếp tục theo dõi khi số ca nhiễm tăng. Dựa trên bằng chứng hiện có, WHO cho biết chưa có dấu hiệu nào cho thấy EG.5 gây triệu chứng nặng, rủi ro cao hơn các phiên bản khác của Omicron.
Trả lời VnExpress, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nói Việt Nam cần theo dõi sát các thông tin về tính lây lan và độc lực của các biến chủng mới, trong đó có EG.5. Vào lúc này, ông cho rằng vẫn cần áp dụng các biện pháp dự phòng như đeo khẩu trang ở khu vực nguy cơ, khi tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ, khử khuẩn tay thường xuyên, tiêm vaccine phòng bệnh. Đặc biệt lưu ý bảo vệ nhóm người nguy cơ cao, người có bệnh nền, người có suy giảm hệ miễn dịch, bằng cách tiêm vaccine.
Thời gian qua số ca Covid-19 tại Việt Nam duy trì ở mức thấp, dưới 100 ca/ngày. Hôm 14/8, cả nước ghi nhận 20 ca mới và chỉ có một ca phải thở oxy qua mặt nạ. Song, Bộ Y tế kkhuyến cáo tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Chủng Omicron xuất hiện trên thế giới đến nay đã 19 tháng, hiện lưu hành ở hầu hết nước và chiếm ưu thế. Chủng này liên tục biến đổi. Đến nay, các nhà khoa học ghi nhận hơn 500 biến chủng phụ của Omicron, đều có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng ca nặng.
Ngày 14/8, Bộ Y tế chỉ đạo như trên, thêm rằng các địa phương chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó. Bộ cũng khuyến cáo tỉnh thành tiếp tục giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch.
Động thái này được Bộ Y tế đưa ra khi EG.5, còn gọi là Eris, biến chủng nCoV mới đang lây lan nhanh ở Mỹ và có mặt ở hơn 50 quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Đây là dòng phụ của chủng Omicron, chưa rõ độc lực hoặc khả năng kháng vaccine nhưng lây lan nhanh. Trên toàn cầu, EG.5 chiếm 11,6% số ca nhiễm kể từ giữa tháng 7 đến nay, tăng 6,2% so với một tháng trước đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp EG.5 vào nhóm biến chủng đáng quan tâm, yêu cầu các quốc gia tiếp tục theo dõi khi số ca nhiễm tăng. Dựa trên bằng chứng hiện có, WHO cho biết chưa có dấu hiệu nào cho thấy EG.5 gây triệu chứng nặng, rủi ro cao hơn các phiên bản khác của Omicron.
Trả lời VnExpress, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nói Việt Nam cần theo dõi sát các thông tin về tính lây lan và độc lực của các biến chủng mới, trong đó có EG.5. Vào lúc này, ông cho rằng vẫn cần áp dụng các biện pháp dự phòng như đeo khẩu trang ở khu vực nguy cơ, khi tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ, khử khuẩn tay thường xuyên, tiêm vaccine phòng bệnh. Đặc biệt lưu ý bảo vệ nhóm người nguy cơ cao, người có bệnh nền, người có suy giảm hệ miễn dịch, bằng cách tiêm vaccine.
Thời gian qua số ca Covid-19 tại Việt Nam duy trì ở mức thấp, dưới 100 ca/ngày. Hôm 14/8, cả nước ghi nhận 20 ca mới và chỉ có một ca phải thở oxy qua mặt nạ. Song, Bộ Y tế kkhuyến cáo tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Chủng Omicron xuất hiện trên thế giới đến nay đã 19 tháng, hiện lưu hành ở hầu hết nước và chiếm ưu thế. Chủng này liên tục biến đổi. Đến nay, các nhà khoa học ghi nhận hơn 500 biến chủng phụ của Omicron, đều có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng ca nặng.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn theo VnExpress
Nguồn theo VnExpress
Thông tin khác
- Cập nhật, nâng cao nhận thức và đánh giá nội bộ tcvn iso 9001:2015 (02/08/2022)
- Lịch sử và ý nghĩa ngày truyền thống ngành tuyên giáo (01/8/1930 – 01/8/2022) (02/08/2022)
- Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 (02/08/2022)
- Lễ tiếp nhận sinh viên tham gia chiến dịch “mùa hè xanh” năm 2022 (29/07/2022)
- Đại hội đảng viên chi bộ trạm y tế, nhiệm kỳ 2022-2025 (29/07/2022)
- Mức độ nguy hiểm của biến thể phụ ba.5 và những điều cần lưu ý (28/07/2022)
- Đoàn thanh niên phường 2 ra quân hưởng ứng ngày chủ nhật xanh và mùa hè xanh năm 2022 (28/07/2022)
- Lịch sử ra đời của công đoàn việt nam... (28/07/2022)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét