Kỹ năng sinh tồn dưới nước cần dạy trẻ trước khi cho con học bơi
Kỹ năng sinh tồn dưới nước cần dạy trẻ trước khi cho con học bơi
-----------------
Hãy cùng tìm hiểu các kỹ năng sinh tồn dưới nước cho trẻ khi bơi lội để giúp cho con bạn có các kỹ năng giúp giữ bản thân được an toàn khi ở dưới nước.-----------------
Học bơi càng sớm sẽ càng có lợi cho trẻ em. Và học cách an toàn khi ở dưới nước thường xuyên là điều cực kỳ quan trọng để giúp các bé có kỹ năng sinh tồn mạnh mẽ hơn, không bị hoảng sợ trong các trường hợp khẩn cấp. Một trong những kỹ năng cứu người mà cũng có thể học và làm được chính là học bơi. Tuy nhiên, dù có biết bơi sớm, bơi giỏi đến đâu thì cũng không nên chủ quan và cần phải tôn trọng nước.
Đối với trẻ em, trẻ chỉ nên xuống nước khi có sự giám sát của người lớn và chỉ nên bơi trong vùng an toàn khi ở bãi biển. Đó chính là những hạn chế mà ai cũng cần nên biết để tránh những tiếc nuối không mong muốn xảy ra. Bạn hãy dạy cho trẻ biết khi bị mắc kẹt ở vùng nước sâu thì nên làm gì.
Đầu tiên, chúng cần biết được rằng, nếu càng vùng vẫy, hoảng loạn thì sẽ càng mất sức, thay vào đó, chúng nên sử dụng các động tác sinh tồn để tiết kiệm năng lượng. Tiếp theo, khi được giải cứu, cần phải giữ chặt đồ vật được ném xuống hay đưa cho mình để giữ đầu trên mặt nước và chờ được kéo đến vùng an toàn.
Một điều đặc biệt mà bậc phụ huynh nên dặn dò trẻ thật kỹ chính là khi gặp phải một người bạn gặp nguy hiểm dưới nước. Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ nhảy xuống nước cứu bạn mà hãy tìm cách tìm một thiết bị, một vật dụng nổi nào đó an toàn như dây thừng, khăn tắm,... để tiếp cận nạn nhân.
Ở hồ bơi, bạn cần dạy cho trẻ biết cách ra vào hay lên xuống hồ bơi một cách bài bản và an toàn. Khi mới vào hồ bơi, trẻ cần bước chân xuống từ từ trước để cảm nhận đáy hồ bơi hay các vật thể lạ trong hồ. Còn khi ra khỏi hồ bơi, dạy cho trẻ cách sử dụng khuỷu tay, đầu gối để trèo ra ngoài một cách dễ dàng và an toàn.
Khi rơi vào trường hợp khẩn cấp, trẻ cần phải biết mình nên giơ cánh tay lên trên đầu và hét lên “Cứu!”. Đặc biệt, cần phải khắc ghi rằng, nên giơ lên một nắm tay thay vì vẫy tay để mọi người không hiểu nhầm từ tín hiệu cầu cứu sang tín hiệu vẫy chào.
Rất nhiều các động tác sinh tồn khác cũng không kém phần quan trọng mà cũng rất dễ để dạy cho trẻ. Chẳng hạn như bơi ngửa cũng là một kỹ năng sinh tồn khi phần tay ở dưới nước sẽ giúp tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn.
Kỹ năng nín thở, bình tĩnh khi bất ngờ bị rơi xuống nước cũng rất quan trọng bởi trẻ em thường vùng vẫy trong nước và thở ra hết hơi khi bị chìm trong nước một cách mất kiểm soát. Khi đó, bạn cần dạy cho trẻ cách nổi trên mặt nước một cách bình tĩnh để giữ không khí trong phổi cho đến khi chúng nổi lên mặt nước một lần nữa nhé!
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn sưu tầm Internet
Nguồn sưu tầm Internet
Thông tin khác
- Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3... (17/03/2023)
- 5 nguyên tắc phụ huynh phải luôn ghi nhớ khi dẫn trẻ đi thang cuốn (13/03/2023)
- Ngày valentine trắng (white day) 14/3... (13/03/2023)
- Bồi dưỡng cảm tình đoàn (13/03/2023)
- Hội thi “nấu ăn mừng ngày 08/3”... (08/03/2023)
- Kỷ niệm 113 ngày quốc tế phụ nữ 08/3 (8/3/1910 – 8/3/2023) và 1983 năm cuộc khởi nghĩa hai bà... (08/03/2023)
- Lịch sử và ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8/3 (06/03/2023)
- Hưởng ứng “tuần lễ áo dài năm 2023” (06/03/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét