Kỷ Niệm Ngày Giổ Tổ Hùng Vương
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua tiên khởi, mà còn là cơ hội để mọi người thể hiện lòng kính trọng và tình cảm đối với quê hương và dân tộc. Trong ngày này, người dân thường tham gia vào các hoạt động tôn vinh truyền thống như cúng dường tại các đền thờ và di tích lịch sử, thăm quan các bảo tàng và triển lãm văn hóa, cũng như tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật truyền thống.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Ngoài ra, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là dịp để nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây là cơ hội để mọi người cùng nhau thảo luận và học hỏi về lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó thúc đẩy tinh thần yêu nước và sự hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc và danh dự của dân tộc Việt Nam.
Lời căn dặn của Bác:
Thực tế lịch sử bao đời nay của dân tộc ta cũng cho thấy, đời nối đời trải mấy nghìn năm, cả nước một lòng, toàn dân đoàn kết. Trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, thử thách, gian khổ và hy sinh, dân tộc ta đã lập nên nhiều kỳ tích vẻ vang, hun đúc nên truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường".
Đến dịp ngày Giỗ Tổ hằng năm cũng là lúc dân tộc chúng ta nhớ lại lời căn dặn của Bác.
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn Quân Tiên Phong ngày 19 tháng 9 năm 1954 (Ảnh Tư liệu)
Lời nói ấy Bác cất lên trở thành một lời hịch thiêng liêng của non sông đất nước, âm vang trong tâm hồn mỗi người con đất Việt ở khắp mọi miền, với mọi thế hệ. Lời căn dặn của Bác không chỉ nói với Đại đoàn 308 mà còn nói với toàn quân, toàn dân, không chỉ nói với thế hệ ngày ấy, thế hệ hôm nay mà còn nói với các thế hệ mai sau. Một lời nói vang vọng thiên thu, trường tồn với đời đời con cháu.
Làm theo lời Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách, cam go, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đối với trong tình hình mới, những chặng đường phát triển của dân tộc, của Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi đan xen cùng không ít thách thức lớn với sự ảnh hưởng tổng hợp và diễn biến phức tạp. Lời căn dặn của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà thế hệ cha ông đã ra sức xây dựng. Trách nhiệm của thế hệ ngày nay và muôn đời sau là ra sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Thời đại Hùng Vương để hiểu, hướng về cội nguồn dân tộc góp phần giáo dục truyền thống và củng cố khối đại đoàn kết, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.
Làm theo lời Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách, cam go, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đối với trong tình hình mới, những chặng đường phát triển của dân tộc, của Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi đan xen cùng không ít thách thức lớn với sự ảnh hưởng tổng hợp và diễn biến phức tạp. Lời căn dặn của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà thế hệ cha ông đã ra sức xây dựng. Trách nhiệm của thế hệ ngày nay và muôn đời sau là ra sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Thời đại Hùng Vương để hiểu, hướng về cội nguồn dân tộc góp phần giáo dục truyền thống và củng cố khối đại đoàn kết, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.
Người soạn tin
Bá Đạt
Bá Đạt
Thông tin khác
- Ý nghĩa, lịch sử ngày nhà giáo việt nam 20/11 (21/11/2022)
- Kiểm tra thực hiện việc bình xét các danh hiệu “gia đình văn hóa” năm 2022 (21/11/2022)
- Tổ chức các trò chơi hưởng ứng ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 (21/11/2022)
- Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 (21/11/2022)
- Lịch sử mặt trận dân tộc thống nhất việt nam (21/11/2022)
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm... (21/11/2022)
- Ra quân vệ sinh môi trường (21/11/2022)
- Trao tặng huy hiệu đảng (21/11/2022)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét