Đồng Tháp thực hiện hiệu quả chiến lược trọng tâm để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững và nâng tầm vị thế
Đồng Tháp thực hiện hiệu quả chiến lược trọng tâm
để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững và nâng tầm vị thế
---------------
để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững và nâng tầm vị thế
---------------
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp vào chiều ngày 13/8, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.
Tiếp Đoàn công tác của Chính phủ có các đồng chí: Lê Quốc Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Phạm Thiện Nghĩa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế của tỉnh phục hồi và tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 8,62%, quy mô kinh tế đạt 100.000 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 62,1 triệu đồng (tương đương 2.675 USD). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021. 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng GRDP ước đạt 5,89%, xếp thứ 6/12 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 6,96%; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 21.671 tỷ đồng, tăng 3,94%; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 63.000 tỷ đồng, tăng 13,14%; du lịch thu hút được 2,5 triệu lượt khách, tăng 8,99%, loại hình du lịch nông nghiệp được đẩy mạnh.
Tỉnh đã và đang tập trung thực hiện có định hướng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, các ngành hàng lúa gạo, thủy sản, xoài, hoa kiểng phát triển mạnh theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu thô đến các khâu chế biến tinh, gia tăng giá trị nông sản gắn kết với thị trường. Trong khu vực ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp có sản lượng lúa xếp thứ 3 (hơn 3 triệu tấn/năm); diện tích trồng xoài xếp thứ nhất (khoảng 14 ngàn ha, sản lượng 137 ngàn tấn); sản lượng cá tra xếp thứ nhất (hơn 500 ngàn tấn, xuất khẩu qua 134 quốc gia, kim ngạch khoảng 900 triệu USD)...
Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, đã có 109/115 xã đạt chuẩn NTM, đạt 94,8% (trong đó có 15% xã đạt chuẩn NTM nâng cao) và 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Tỉnh phấn đấu cuối năm 2023 sẽ đạt 100% xã đạt chuẩn NTM và 8/12 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM.
Tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (đang thực hiện các thủ tục trình Trung ương phê duyệt). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó vốn ngân sách Nhà nước tăng mạnh (33,7%).
Ngoài ra, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh rất quan tâm công tác an sinh xã hội, từ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 54,6 triệu đồng, xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2022 còn 2,17% (9.701 hộ); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,23% (14.442 hộ)…
Để tháo gỡ một số khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện một số nội dung. Trong đó, triển khai giải pháp hỗ trợ địa phương thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết, Quy hoạch vùng ĐBSCL; thành lập Trung tâm đầu mối nông sản và thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười tại tỉnh Đồng Tháp. Song song đó, đề xuất Trung ương đồng ý chủ trương thành lập khu kinh tế chuyên biệt, quy mô từ 5.000 ha trở lên thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp với các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm kích thích, tạo sức hút mời gọi các đối tác, nhà đầu tư lớn, chiến lược để phát triển kinh tế khu vực biên giới của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, giao thông, thương mại khu vực biên giới. Trong đó, đề xuất sớm chấp thuận nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Thường Phước thành Cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông; cặp Cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp) - KohRoKa (Prây-veng) được bổ sung vào Nghị định thư vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Tỉnh cũng đề xuất Trung ương chấp thuận cho tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 là 8.682ha (đất trồng lúa 6.795ha) để phục vụ các mục đích xây dựng khu, cụm công nghiệp; phát triển đô thị; chấp thuận chủ trương thành lập Trung tâm hỗ trợ Chuyển đổi số khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặt tại tỉnh Đồng Tháp. Cùng với đó, đề xuất sớm có hướng dẫn cụ thể hoá chủ trương “Cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định diện tích đất lúa” theo Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về an ninh lương thực Quốc gia năm 2030…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các chỉ số tăng trưởng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023. Đồng thời, Thủ tướng đánh giá cao sự tập trung triển khai các đề án lớn của tỉnh như: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian tới, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng là rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; vận dụng, thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đồng Tháp cần tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời; khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích chung. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ...
Để nâng cao các giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội, trong định hướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh phải thực hiện hiệu quả chiến lược trọng tâm để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững và nâng tầm vị thế Đồng Tháp dựa trên các trụ cột về nông nghiệp, đổi mới là động lực với tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp; công nghiệp chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, năng lượng tái tạo, công nghiệp bổ trợ là các mũi đột phá; thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế; kết nối hiệu quả với các trung tâm kinh tế, khai thác tốt lợi thế kinh tế đối ngoại với Campuchia; phát huy nguồn lực về con người, truyền thống văn hóa lịch sử; quan tâm phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường…
Sau khi nghe phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong bày tỏ sự phấn khởi và cảm ơn sự quan tâm sâu sát của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp thu sâu sắc những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục cụ thể hóa và có báo cáo chi tiết đối với các bộ, ngành Trung ương để tham mưu Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện cho tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tiếp Đoàn công tác của Chính phủ có các đồng chí: Lê Quốc Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Phạm Thiện Nghĩa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế của tỉnh phục hồi và tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 8,62%, quy mô kinh tế đạt 100.000 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 62,1 triệu đồng (tương đương 2.675 USD). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021. 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng GRDP ước đạt 5,89%, xếp thứ 6/12 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 6,96%; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 21.671 tỷ đồng, tăng 3,94%; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 63.000 tỷ đồng, tăng 13,14%; du lịch thu hút được 2,5 triệu lượt khách, tăng 8,99%, loại hình du lịch nông nghiệp được đẩy mạnh.
Tỉnh đã và đang tập trung thực hiện có định hướng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, các ngành hàng lúa gạo, thủy sản, xoài, hoa kiểng phát triển mạnh theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu thô đến các khâu chế biến tinh, gia tăng giá trị nông sản gắn kết với thị trường. Trong khu vực ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp có sản lượng lúa xếp thứ 3 (hơn 3 triệu tấn/năm); diện tích trồng xoài xếp thứ nhất (khoảng 14 ngàn ha, sản lượng 137 ngàn tấn); sản lượng cá tra xếp thứ nhất (hơn 500 ngàn tấn, xuất khẩu qua 134 quốc gia, kim ngạch khoảng 900 triệu USD)...
Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, đã có 109/115 xã đạt chuẩn NTM, đạt 94,8% (trong đó có 15% xã đạt chuẩn NTM nâng cao) và 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Tỉnh phấn đấu cuối năm 2023 sẽ đạt 100% xã đạt chuẩn NTM và 8/12 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM.
Tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (đang thực hiện các thủ tục trình Trung ương phê duyệt). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó vốn ngân sách Nhà nước tăng mạnh (33,7%).
Ngoài ra, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh rất quan tâm công tác an sinh xã hội, từ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 54,6 triệu đồng, xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2022 còn 2,17% (9.701 hộ); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,23% (14.442 hộ)…
Để tháo gỡ một số khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện một số nội dung. Trong đó, triển khai giải pháp hỗ trợ địa phương thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết, Quy hoạch vùng ĐBSCL; thành lập Trung tâm đầu mối nông sản và thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười tại tỉnh Đồng Tháp. Song song đó, đề xuất Trung ương đồng ý chủ trương thành lập khu kinh tế chuyên biệt, quy mô từ 5.000 ha trở lên thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp với các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm kích thích, tạo sức hút mời gọi các đối tác, nhà đầu tư lớn, chiến lược để phát triển kinh tế khu vực biên giới của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, giao thông, thương mại khu vực biên giới. Trong đó, đề xuất sớm chấp thuận nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Thường Phước thành Cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông; cặp Cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp) - KohRoKa (Prây-veng) được bổ sung vào Nghị định thư vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Tỉnh cũng đề xuất Trung ương chấp thuận cho tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 là 8.682ha (đất trồng lúa 6.795ha) để phục vụ các mục đích xây dựng khu, cụm công nghiệp; phát triển đô thị; chấp thuận chủ trương thành lập Trung tâm hỗ trợ Chuyển đổi số khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặt tại tỉnh Đồng Tháp. Cùng với đó, đề xuất sớm có hướng dẫn cụ thể hoá chủ trương “Cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định diện tích đất lúa” theo Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về an ninh lương thực Quốc gia năm 2030…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các chỉ số tăng trưởng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023. Đồng thời, Thủ tướng đánh giá cao sự tập trung triển khai các đề án lớn của tỉnh như: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian tới, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng là rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; vận dụng, thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đồng Tháp cần tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời; khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích chung. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ...
Để nâng cao các giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội, trong định hướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh phải thực hiện hiệu quả chiến lược trọng tâm để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững và nâng tầm vị thế Đồng Tháp dựa trên các trụ cột về nông nghiệp, đổi mới là động lực với tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp; công nghiệp chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, năng lượng tái tạo, công nghiệp bổ trợ là các mũi đột phá; thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế; kết nối hiệu quả với các trung tâm kinh tế, khai thác tốt lợi thế kinh tế đối ngoại với Campuchia; phát huy nguồn lực về con người, truyền thống văn hóa lịch sử; quan tâm phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường…
Sau khi nghe phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong bày tỏ sự phấn khởi và cảm ơn sự quan tâm sâu sát của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp thu sâu sắc những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục cụ thể hóa và có báo cáo chi tiết đối với các bộ, ngành Trung ương để tham mưu Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện cho tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Theo Báo Đồng Tháp
Nguồn Theo Báo Đồng Tháp
Thông tin khác
- Mô hình “bữa sáng nghĩa tình” của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh việt nam phường 2 (03/12/2024)
- Tham gia cuộc thi trực tuyến "quân đội nhân dân việt nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và... (25/11/2024)
- Đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, phường 2 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9 (25/11/2024)
- Trao học bổng nguyễn sinh sắc cho sinh viên nghèo (09/11/2024)
- Thông báo về việc tiếp nhận hiến máu tình nguyện đợt 03/2024 (08/11/2024)
- Thông báo v/v đăng ký lắp chân, tay giả miễn phí (05/11/2024)
- Thông báo về việc trao trả hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi b (26/10/2024)
- Kết quả họp dân bình xét thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ làm... (19/10/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét