Mức độ nguy hiểm của biến thể phụ BA.5 và những điều cần lưu ý
Trong thời gian gần đây, tại một số khu vực và quốc gia, dịch bệnh Covid-19 có xu hướng phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay biến thể phụ BA.5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm hơn các biến thể cũ hiện đang tồn tại.
1. Biến thể phụ BA.5 là gì?
Kể từ khi xuất hiện vào năm 2019, virus SARS-CoV-2 đã có nhiều đột biến, trong đó Omicron hiện là biến chủng gây bệnh phổ biến nhất hiện nay. Điều nguy hiểm là biến thể này đã có nhiều đột biến và hình thành nhánh phụ, trong đó có BA.5.
Biến chủng mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. BA.5 mang nhiều thay đổi trên protein gai ở đột biến L452R, F486V khiến độ độ bám của virus vào tế bào của vật chủ nhanh và dễ dàng hơn.
2. Mức độ nguy hiểm và những nguy cơ mà biến thể phụ BA.5 có thể gây ra.
Sự nguy hiểm của biến thể này ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh, khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 hiện tại.
Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 không bằng Delta song chúng lại có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng mắc Omicron và những biến chủng trước đó.
Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác và các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt.
Khi bị nhiễm biến thể này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường thấy ở các biến chủng của Omicron đó là:
Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn.
Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi.
Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Đối với Việt Nam, việc biến chủng mới BA.5 xâm nhập là điều khó tránh do nhà nước đã thực hiện chính sách bình thường hóa và tăng cường mở cửa, giao lưu kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra chủ trương về việc đánh giá đúng tình hình diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời và phù hợp, tránh tạo tâm lý chủ quan nhưng cũng tránh việc gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống.
3. Vắc xin vẫn là lá chắn quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh.
Hiện nay, việc nghiên cứu, thống kê về những tác động cụ thể của biến thể phụ BA.5 hoặc những biến thế khác có thể xuất hiện trong tương lai là điều luôn được chú trọng. Thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi đại dịch và cuộc chiến đấu này có thể còn kéo dài.
Giống như các biến thể Omicron đã xuất hiện trước, BA.5 cũng có thể né tránh vắc xin một phần, song vắc xin vẫn thể hiện được hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc giảm tỷ lệ tử vong cho những người bị nhiễm.
Chính vì vậy, mọi người dân cần đi tiêm vắc xin khi được chỉ định. Đặc biệt là với những người cao tuổi hay người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch.
Bên cạnh đó, theo thống kê, đối tượng trẻ em khi mắc bệnh thường nhẹ hơn, thậm chí có thể không có triệu chứng song hậu quả mà Covid-19 gây ra lại không nhỏ như: mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ,… nhiều trẻ còn mắc hội chứng viêm đa hệ thống tại nhiều cơ quan như: da, tim, phổi, thận,…
Điều này cho thấy việc tiêm vắc xin cho trẻ là điều hết sức cần thiết để nâng cao sức đề kháng trong phòng, chống bệnh tật.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Mỹ, việc tiêm các mũi nhắc lại rất cần thiết bởi vì các mũi tiêm cơ bản sẽ bị suy giảm hiệu quả trong vòng 6 tháng và khi biến thể mới xuất hiện.
Các mũi nhắc lại sẽ giúp gia tăng nồng độ kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng, đặc biệt trong tình hình các biến thể mới có thể liên tục xuất hiện trong tương lai.
Hiện nay, tại Việt Nam, việc tiêm mũi vắc xin nhắc lại lần 2 (mũi thứ 4) được chỉ định cho các đối tượng:
Tất cả những người tuổi từ 50 trở lên.
Người từ 18 tuổi trở lên mà khả năng miễn dịch bị suy giảm từ mức độ vừa đến nặng.
Người từ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh như: cán bộ y tế, tuyến đầu hoặc công nhân hiện đang lao động tại các khu công nghiệp.
Cùng với vắc xin, mọi người nên tiếp tục duy trì thực hiện có thói quen tốt như:
Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân bằng việc ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học, vận động hợp lý.
Đeo khẩu trang ở những nơi có tập trung đông người.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh không gian sống.
Bên cạnh đó, cần loại bỏ ngay những quan niệm chủ quan, sai lầm như:
Đánh giá không đúng về tác động của vắc xin, chẳng hạn một số người cho rằng việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.
Cho rằng nếu đã mắc Covid-19 thì không cần tiêm vắc xin: thực tế cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với những biến chủng khác nhau.
Nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin: mặc dù được sản xuất trong thời gian ngắn song vắc xin đã được thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như hiệu quả nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Như vậy, biến thể phụ BA.5 khiến tỷ lệ người mắc Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ một làn sóng dịch mới dù quy mô có thể nhỏ hơn giai đoạn trước.
Đây là điều đã được các chuyên gia nhận định và dự báo nên người dân cần tránh tâm lý lo lắng quá mức, thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập nơi đông người, tiêm vắc xin đầy đủ,... Đồng thời, luôn cập nhật, theo dõi thông tin từ các nguồn chính thống đảm bảo chính xác, nhanh nhạy.
1. Biến thể phụ BA.5 là gì?
Kể từ khi xuất hiện vào năm 2019, virus SARS-CoV-2 đã có nhiều đột biến, trong đó Omicron hiện là biến chủng gây bệnh phổ biến nhất hiện nay. Điều nguy hiểm là biến thể này đã có nhiều đột biến và hình thành nhánh phụ, trong đó có BA.5.
Biến chủng mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. BA.5 mang nhiều thay đổi trên protein gai ở đột biến L452R, F486V khiến độ độ bám của virus vào tế bào của vật chủ nhanh và dễ dàng hơn.
2. Mức độ nguy hiểm và những nguy cơ mà biến thể phụ BA.5 có thể gây ra.
Sự nguy hiểm của biến thể này ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh, khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 hiện tại.
Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 không bằng Delta song chúng lại có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng mắc Omicron và những biến chủng trước đó.
Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác và các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt.
Khi bị nhiễm biến thể này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường thấy ở các biến chủng của Omicron đó là:
Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn.
Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi.
Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Đối với Việt Nam, việc biến chủng mới BA.5 xâm nhập là điều khó tránh do nhà nước đã thực hiện chính sách bình thường hóa và tăng cường mở cửa, giao lưu kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra chủ trương về việc đánh giá đúng tình hình diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời và phù hợp, tránh tạo tâm lý chủ quan nhưng cũng tránh việc gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống.
3. Vắc xin vẫn là lá chắn quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh.
Hiện nay, việc nghiên cứu, thống kê về những tác động cụ thể của biến thể phụ BA.5 hoặc những biến thế khác có thể xuất hiện trong tương lai là điều luôn được chú trọng. Thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi đại dịch và cuộc chiến đấu này có thể còn kéo dài.
Giống như các biến thể Omicron đã xuất hiện trước, BA.5 cũng có thể né tránh vắc xin một phần, song vắc xin vẫn thể hiện được hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc giảm tỷ lệ tử vong cho những người bị nhiễm.
Chính vì vậy, mọi người dân cần đi tiêm vắc xin khi được chỉ định. Đặc biệt là với những người cao tuổi hay người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch.
Bên cạnh đó, theo thống kê, đối tượng trẻ em khi mắc bệnh thường nhẹ hơn, thậm chí có thể không có triệu chứng song hậu quả mà Covid-19 gây ra lại không nhỏ như: mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ,… nhiều trẻ còn mắc hội chứng viêm đa hệ thống tại nhiều cơ quan như: da, tim, phổi, thận,…
Điều này cho thấy việc tiêm vắc xin cho trẻ là điều hết sức cần thiết để nâng cao sức đề kháng trong phòng, chống bệnh tật.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Mỹ, việc tiêm các mũi nhắc lại rất cần thiết bởi vì các mũi tiêm cơ bản sẽ bị suy giảm hiệu quả trong vòng 6 tháng và khi biến thể mới xuất hiện.
Các mũi nhắc lại sẽ giúp gia tăng nồng độ kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng, đặc biệt trong tình hình các biến thể mới có thể liên tục xuất hiện trong tương lai.
Hiện nay, tại Việt Nam, việc tiêm mũi vắc xin nhắc lại lần 2 (mũi thứ 4) được chỉ định cho các đối tượng:
Tất cả những người tuổi từ 50 trở lên.
Người từ 18 tuổi trở lên mà khả năng miễn dịch bị suy giảm từ mức độ vừa đến nặng.
Người từ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh như: cán bộ y tế, tuyến đầu hoặc công nhân hiện đang lao động tại các khu công nghiệp.
Cùng với vắc xin, mọi người nên tiếp tục duy trì thực hiện có thói quen tốt như:
Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân bằng việc ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học, vận động hợp lý.
Đeo khẩu trang ở những nơi có tập trung đông người.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh không gian sống.
Bên cạnh đó, cần loại bỏ ngay những quan niệm chủ quan, sai lầm như:
Đánh giá không đúng về tác động của vắc xin, chẳng hạn một số người cho rằng việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.
Cho rằng nếu đã mắc Covid-19 thì không cần tiêm vắc xin: thực tế cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với những biến chủng khác nhau.
Nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin: mặc dù được sản xuất trong thời gian ngắn song vắc xin đã được thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như hiệu quả nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Như vậy, biến thể phụ BA.5 khiến tỷ lệ người mắc Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ một làn sóng dịch mới dù quy mô có thể nhỏ hơn giai đoạn trước.
Đây là điều đã được các chuyên gia nhận định và dự báo nên người dân cần tránh tâm lý lo lắng quá mức, thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập nơi đông người, tiêm vắc xin đầy đủ,... Đồng thời, luôn cập nhật, theo dõi thông tin từ các nguồn chính thống đảm bảo chính xác, nhanh nhạy.
Thông tin khác
- Lễ ra mắt mô hình “đội thiện nguyện xây dựng nhà đại đoàn kết, công trình phúc lợi xã hội... (09/06/2023)
- Kỷ niệm 111 năm ngày sinh đồng chí phạm hùng (11/6/1912-11/6/2023) (09/06/2023)
- 7 loại lá giúp hạ huyết áp dễ bắt gặp (08/06/2023)
- Trao giấy mừng thọ cho người cao tuổi trên địa bàn phường (08/06/2023)
- Ngày thế giới chống lao động trẻ em 12/6 (07/06/2023)
- Khám sức khỏe cho người cao tuổi (07/06/2023)
- Ngày truyền thống người cao tuổi việt nam 06/6 (07/06/2023)
- Bệnh than và những điều bạn cần biết (06/06/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét