10 Sự kiện nổi bật của Tỉnh Đồng Tháp năm 2022
10 Sự kiện nổi bật của Tỉnh Đồng Tháp năm 2022
--------------------------------
1. Tổng sản phẩm quốc nội tỉnh và tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao:
--------------------------------
Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, mọi mặt kinh tế-xã hội đều bị tác động bởi đại dịch Covid-19 kéo dài trong hai năm 2020 và 2021, toàn hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp đã vào cuộc, nỗ lực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đưa các chủ trương đúng đắn của Tỉnh uỷ vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ với nhiều điểm nổi bật. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng trưởng 9,11%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây (2012 - 2022), quy mô kinh tế lần đầu tiên đạt mốc 100.172 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 62,6 triệu đồng (tương đương 2.675 USD); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%.
Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ, toàn diện của các hoạt động kinh tế, xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Tháp năm 2022 tiếp tục vượt trội đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 (không tính xăng dầu tạm nhập, tái xuất) ước đạt 1.475 triệu USD, tăng 34% so với năm 2021 và tăng 25% so với năm 2019, vượt 25% so với kế hoạch Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân Tỉnh đã đề ra. Trong đó, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong năm 2022, với kim ngạch xuất khẩu đạt 986 triệu USD (tăng hơn 271 triệu USD so với năm 2021), gia tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, đặc biệt tăng mạnh tại thị trường các nước thành viên Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và một số thị trường châu Á. Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 782 triệu USD, tăng 74,5% so với năm 2021 và tăng 100,97% so với năm 2019 (đạt 162,98% kế hoạch năm 2022).
Những kết quả vượt bậc nêu trên chính nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà quyết tâm, đồng lòng phấn đấu đạt được những bước tiến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân, thể hiện thống nhất "ý Đảng - lòng dân", góp phần hiện thực khát vọng phát triển Đất Sen hồng.
2. Xuất khẩu lô xoài đầu tiên chính ngạch sang thị trường Châu Âu và tổ chức thành công Lễ hội Xoài Cao Lãnh:
Sau Lễ Công bố xuất khẩu lô Xoài Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ tại Đồng Tháp vào năm 2019, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng các chương trình trọng điểm, xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư đến các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường cho các loại cây ăn trái, đặc biệt là xoài để đảm bảo trái xoài đạt chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu (EU). Với nhiều nỗ lực, tháng 02/2022, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô xoài (3 tấn) sang thị trường Châu Âu.
Đồng Tháp có trên 13.000 ha xoài, sản lượng trên 130.000 tấn/năm, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xoài là một trong năm ngành hàng chủ lực thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh với nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất như: Rải vụ thu hoạch (70% diện tích), bao trái (90% diện tích), sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Toàn Tỉnh có 353ha xoài chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 55 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Năm 2013, Tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu "Xoài Cát Chu Cao Lãnh" và "Xoài Cao Lãnh"… Sự kiện xuất khẩu lô xoài đầu năm 2022 của Đồng Tháp sang thị trường châu Âu là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Tỉnh trong việc triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản và cũng là điều kiện để khai thác có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU.
Đồng thời, nhằm tôn vinh ngành hàng xoài, các sản phẩm chế biến từ xoài, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế, quảng bá du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương, Lễ hội Xoài Cao Lãnh năm 2022 đã được khai mạc vào tối ngày 06/7/2022, tại Công viên Hai Bà Trưng, Phường 2, thành phố Cao Lãnh. Với chủ đề "Xoài nào ngon bằng Xoài Cao Lãnh", lần đầu tiên, Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh phối hợp tổ chức Lễ hội Xoài. Đây cũng là hai địa phương có diện tích trồng xoài nhiều nhất của tỉnh Đồng Tháp, với hơn 7.500 ha (sản lượng hàng năm khoảng trên 70.000 tấn). Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn: Ra mắt thành lập Chi hội Xoài (trực thuộc Hiệp hội Rau quả Việt Nam); khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá thương hiệu "Xoài Cao Lãnh", giới thiệu sản phẩm "Cây Xoài nhà tôi" và các cây xoài giống, sản phẩm từ xoài; khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, gian hàng giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp và sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong Tỉnh... Lễ hội đã thu hút khoảng 500.
3. Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Với chủ đề "Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022", Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 03/5/2022 tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp với quy mô trên 350 gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất trong và ngoài Tỉnh; các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các tỉnh, thành phố tham gia. Trong khuôn khổ Diễn đàn còn tổ chức "Không gian triển lãm sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành trong cả nước"; thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mang đến nhiều thỏa thuận liên kết, hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp tiêu thụ và các chủ thể OCOP; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng hướng đến mục tiêu sản xuất - tiêu dùng xanh.
Với quan điểm Chương trình OCOP tạo ra chuỗi giá trị gia tăng mới từ chuỗi ngành hàng, tài nguyên bản địa, đặc biệt là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tính đến cuối năm 2022, Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (272 sản phẩm 3 sao; 85 sản phẩm 4 sao); hoạt động hiệu quả Hợp tác xã Đặc sản Đồng Tháp - mô hình hợp tác xã mới với mục tiêu kết nối các doanh nghiệp, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản của tỉnh, quy tụ hơn 60 doanh nghiệp và hơn 400 sản phẩm cung ứng thị trường gồm sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản địa phương, sản phẩm làng nghề truyền thống.
4. Diễn đàn Mekong Startup lần I: Góp phần bứt phá kinh tế vùng:
"Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp" là chủ đề Diễn đàn Mekong Startup - Lần 1 năm 2022 được Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức trong hai ngày 19 và 20/12/2022 tại Nhà Văn hoá Lao động tỉnh Đồng Tháp. Diễn đàn có sự tham dự của 350 đại biểu gồm doanh nghiệp và khởi nghiệp tại Đồng Tháp, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước; đại diện Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong khu vực, các tổ chức quốc tế, trong nước; các doanh nghiệp lớn có tính chất dẫn dắt các chuỗi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và liên quan...
Trước thềm Diễn đàn phiên toàn thể là phiên đối thoại chính sách gồm đại biểu là doanh nghiệp và khởi nghiệp, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các địa phương trong khu vực, các chuyên gia kinh tế, tư vấn hoạch định chính sách, lãnh đạo tỉnh và sở ngành tỉnh Đồng Tháp. Cùng với đó là các phiên tư vấn, kết nối giao thương; huấn luyện kiến thức và kỹ năng kêu gọi đầu tư; Gala "Các giải pháp công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu". Hoạt động triển lãm trưng bày các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của địa phương sẽ được thiết kế và tổ chức trong suốt thời gian diễn ra Diễn đàn.
Mục tiêu Diễn đàn nhằm tập hợp cả hai khu vực công - tư, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp có yếu tố đổi mới sáng tạo cùng hành động; cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kết nối nguồn lực trong và ngoài nước, kết nối các thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển, quảng bá, tạo cơ hội tiếp cận vốn/nhà đầu tư cho các sản phẩm, dự án khởi nghiệp, công nghệ - dịch vụ hỗ trợ (đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giải quyết vấn đề về chuyển đổi nông nghiệp xanh - hiện đại - bền vững, tạo bứt phá cho kinh tế vùng.
5. Lễ hội Sen lần đầu tiên được tổ chức:
Với chủ đề "Sen ngày mới", Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ I diễn ra từ ngày 19/5/2022 đến ngày 21/5/2022 - đúng vào dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, nhằm tôn vinh hoa Sen, phát huy giá trị văn hoá - kinh tế cho các sản phẩm chế biến từ cây Sen Đồng Tháp. Với qui mô tổ chức cấp Tỉnh, Lễ hội có nhiều hoạt động văn hoá, du lịch ấn tượng như chương trình nghệ thuật "Sen trong tôi" trình diễn áo dài, áo bà ba; hội thảo "Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm Sen Đồng Tháp"; xác lập kỷ lục 200 món ăn chế biến từ Sen; diễu hành, thi xe hoa Sen...
Lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội thu hút hơn 100.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần kết nối thương mại, du lịch, phát huy giá trị kinh tế và chiều sâu văn hoá của Sen - biểu tượng cho khát vọng phát triển vươn xa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà.
6. Lễ hội Cá Tra-“Vươn ra biển lớn”
Tiếp nối thành công của Lễ hội Sen, từ ngày 16 đến ngày 17/12/2022, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ hội Cá Tra tại thủ phủ cá tra Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lần thứ I tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hồng Ngự với chủ đề "Lễ hội Cá Tra - Vươn ra biển lớn", thu hút trên 20.000 lượt khách tham gia. Sự kiện được tổ chức nhằm cổ vũ, động viên, ghi nhận sự đóng góp tích cực của ngành hàng cá tra trong nền kinh tế của địa phương và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; giới thiệu và tôn vinh hình ảnh, sản phẩm cá tra, ngành nghề truyền thống của địa phương, khẳng định giá trị, nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu cá tra Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Lễ hội gồm các hoạt động chính: Hội nghị tổng kết ngành thuỷ sản năm 2022; Hội nghị chuỗi nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ, ký kết hợp tác; toạ đàm của ngành khuyến nông; tour Famtrip "Về Hồng Ngự thăm thủ phủ cá tra"; Yến tiệc trình diễn các món ăn độc đáo từ sản phẩm cá tra; cuộc thi "Thăng hoa cùng món ngon cá tra Hồng Ngự"; hoá trang - diễu hành; thả Ngư đăng, thả cá ra tự nhiên trên sông Hồng Ngự - Vĩnh Hưng; tham quan các hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến cá tra kết hợp tham quan các điểm du lịch. Lễ hội dự kiến sẽ được tổ chức định kỳ nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam; viết nên câu chuyện con cá tra của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng - câu chuyện mang tính chất lịch sử của ngành hàng chủ lực tỷ đô cấp quốc gia.
7. Khai trương Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp:
Ngày 18/4/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ Khai trương Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, đặt tại Tòa nhà Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp do Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp quản lý và vận hành.
Trung tâm được xây dựng với mục tiêu góp phần nâng cao công tác chỉ đạo điều hành của Tỉnh; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Tỉnh phát triển bền vững. Trong giai đoạn đầu, Trung tâm hoạt động theo hình thức điều hành thông minh, theo 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển, vận hành các nền tảng chuyển đổi số, đô thị thông minh của Tỉnh. Việc đưa vào vận hành Trung tâm thể hiện rõ quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân; là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra những thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền địa phương. Tỉnh cũng quyết định chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp.
8. UNESCO công nhận thành phố Cao Lãnh là thành viên Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu:
Ngày 05/9/2022, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) chứng nhận là thành viên Mạng lưới các Thành phố học tập toàn cầu. Đây chính là cơ hội quý để địa phương giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức từ các thành viên trong mạng lưới, mở rộng cơ hội học tập cho người dân, đồng thời khẳng định sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với nền giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực, từ đó gia tăng khả năng thu hút đầu tư, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của quê hương. Đây là kết quả sau những nỗ lực đặc biệt của thành phố Cao Lãnh trong tiến trình biến ước mơ học tập suốt đời cho người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng trở thành hiện thực. Lễ vinh danh thành phố Cao Lãnh đã được diễn ra vào tối ngày 19/11/2022.
Tính đến năm 2022, Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong cả nước có đến 02/05 thành phố được UNESCO công nhận là thành viên Mạng lưới các Thành phố học tập toàn cầu (thành phố Sa Đéc đã được công nhận vào tháng 8/2020).
9. Khánh thành Đường sách đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:
Với mục đích phát huy ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách, khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, Đường sách thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - đường sách đầu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là đường sách thứ 5 trên cả nước đã được khánh thành vào sáng ngày 19/11/2022. Đường sách thành phố Cao Lãnh được đặt tại khuôn viên công viên Văn Miếu, cạnh Di tích văn hóa Văn Thánh Miếu của tỉnh Đồng Tháp - nơi từng được chọn làm thư viện của Tỉnh, với 19 gian hàng phân bố dọc hai bên trục chính đường nội bộ của công viên gồm các gian hàng: Sách, thư quán, văn hoá phẩm, lưu niệm, khu triển lãm, trưng bày, cà phê sách, văn phòng Ban Điều hành cùng với sân khấu. Đường sách được đặt tại vị trí trung tâm của thành phố sẽ là hình mẫu cho việc quy hoạch phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; tạo ra một không gian văn hoá mở để tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích mọi người dân địa phương tham gia học tập, nâng cao trí thức. Vì vậy, đây là nơi để học sinh, sinh viên, người dân địa phương và du khách có những trải nghiệm về các hoạt động liên quan đến sách, văn hóa đọc.
Đường sách thành phố Cao Lãnh được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và là công trình chào mừng thành phố Cao Lãnh ghi danh vào mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, đồng thời chào mừng 40 năm tái lập thị xã Cao Lãnh.
Trước đó, từ ngày 18 - 23/4/2022, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Ngày sách và văn hoá đọc lần thứ nhất với chủ đề "Sách - Sứ mệnh phát triển văn hoá đọc". Sự kiện diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, bổ ích: Tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam gắn với việc phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách, tổ chức các hoạt động khuyến đọc, giao lưu giới thiệu sách; đặc biệt là các hoạt động chú trọng đến những địa bàn cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Sự lan toả của Ngày sách và văn hoá đọc góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động sáng tạo.
10. Marathon Đất Sen hồng-Sự kiện thể thao đầy tín nhân văn:
Với chủ đề "Vượt sóng vươn xa", Giải Marathon Đất Sen hồng Đồng Tháp năm 2022 được Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức từ ngày 26/11 đến 27/11/2022, tại Quảng trường Văn Miếu (thành phố Cao Lãnh), thu hút hơn 3.200 vận động viên trong và ngoài nước tham gia. Ngoài ra, Ban Tổ chức Giải Marathon Đất Sen hồng 2022 phối hợp Tổ chức Operation Smile Việt Nam phát động chương trình đăng ký vé chạy (mỗi vận động viên tham gia sẽ đóng góp 50.000 đồng), nhằm quyên góp vào quỹ để mang lại nụ cười và thay đổi cuộc sống của trẻ em bị dị tật bẩm sinh trên khuôn mặt tại tỉnh Đồng Tháp. Giải đấu nhằm tuyên truyền, rèn luyện thể dục - thể thao nâng cao nâng cao sức khỏe, tầm vóc và chất lượng cuộc sống; góp phần quảng bá văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo; tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Đây còn là dịp du khách vừa tham quan, vừa trải nghiệm, khám phá phong cảnh tại tỉnh Đồng Tháp, giới thiệu hình ảnh địa phương đến bạn bè trong và ngoài nước.
Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ, toàn diện của các hoạt động kinh tế, xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Tháp năm 2022 tiếp tục vượt trội đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 (không tính xăng dầu tạm nhập, tái xuất) ước đạt 1.475 triệu USD, tăng 34% so với năm 2021 và tăng 25% so với năm 2019, vượt 25% so với kế hoạch Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân Tỉnh đã đề ra. Trong đó, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong năm 2022, với kim ngạch xuất khẩu đạt 986 triệu USD (tăng hơn 271 triệu USD so với năm 2021), gia tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, đặc biệt tăng mạnh tại thị trường các nước thành viên Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và một số thị trường châu Á. Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 782 triệu USD, tăng 74,5% so với năm 2021 và tăng 100,97% so với năm 2019 (đạt 162,98% kế hoạch năm 2022).
Những kết quả vượt bậc nêu trên chính nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà quyết tâm, đồng lòng phấn đấu đạt được những bước tiến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân, thể hiện thống nhất "ý Đảng - lòng dân", góp phần hiện thực khát vọng phát triển Đất Sen hồng.
2. Xuất khẩu lô xoài đầu tiên chính ngạch sang thị trường Châu Âu và tổ chức thành công Lễ hội Xoài Cao Lãnh:
Sau Lễ Công bố xuất khẩu lô Xoài Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ tại Đồng Tháp vào năm 2019, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng các chương trình trọng điểm, xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư đến các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường cho các loại cây ăn trái, đặc biệt là xoài để đảm bảo trái xoài đạt chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu (EU). Với nhiều nỗ lực, tháng 02/2022, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô xoài (3 tấn) sang thị trường Châu Âu.
Đồng Tháp có trên 13.000 ha xoài, sản lượng trên 130.000 tấn/năm, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xoài là một trong năm ngành hàng chủ lực thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh với nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất như: Rải vụ thu hoạch (70% diện tích), bao trái (90% diện tích), sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Toàn Tỉnh có 353ha xoài chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 55 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Năm 2013, Tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu "Xoài Cát Chu Cao Lãnh" và "Xoài Cao Lãnh"… Sự kiện xuất khẩu lô xoài đầu năm 2022 của Đồng Tháp sang thị trường châu Âu là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Tỉnh trong việc triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản và cũng là điều kiện để khai thác có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU.
Đồng thời, nhằm tôn vinh ngành hàng xoài, các sản phẩm chế biến từ xoài, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế, quảng bá du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương, Lễ hội Xoài Cao Lãnh năm 2022 đã được khai mạc vào tối ngày 06/7/2022, tại Công viên Hai Bà Trưng, Phường 2, thành phố Cao Lãnh. Với chủ đề "Xoài nào ngon bằng Xoài Cao Lãnh", lần đầu tiên, Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh phối hợp tổ chức Lễ hội Xoài. Đây cũng là hai địa phương có diện tích trồng xoài nhiều nhất của tỉnh Đồng Tháp, với hơn 7.500 ha (sản lượng hàng năm khoảng trên 70.000 tấn). Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn: Ra mắt thành lập Chi hội Xoài (trực thuộc Hiệp hội Rau quả Việt Nam); khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá thương hiệu "Xoài Cao Lãnh", giới thiệu sản phẩm "Cây Xoài nhà tôi" và các cây xoài giống, sản phẩm từ xoài; khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, gian hàng giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp và sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong Tỉnh... Lễ hội đã thu hút khoảng 500.
3. Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Với chủ đề "Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022", Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 03/5/2022 tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp với quy mô trên 350 gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất trong và ngoài Tỉnh; các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các tỉnh, thành phố tham gia. Trong khuôn khổ Diễn đàn còn tổ chức "Không gian triển lãm sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành trong cả nước"; thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mang đến nhiều thỏa thuận liên kết, hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp tiêu thụ và các chủ thể OCOP; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng hướng đến mục tiêu sản xuất - tiêu dùng xanh.
Với quan điểm Chương trình OCOP tạo ra chuỗi giá trị gia tăng mới từ chuỗi ngành hàng, tài nguyên bản địa, đặc biệt là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tính đến cuối năm 2022, Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (272 sản phẩm 3 sao; 85 sản phẩm 4 sao); hoạt động hiệu quả Hợp tác xã Đặc sản Đồng Tháp - mô hình hợp tác xã mới với mục tiêu kết nối các doanh nghiệp, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản của tỉnh, quy tụ hơn 60 doanh nghiệp và hơn 400 sản phẩm cung ứng thị trường gồm sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản địa phương, sản phẩm làng nghề truyền thống.
4. Diễn đàn Mekong Startup lần I: Góp phần bứt phá kinh tế vùng:
"Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp" là chủ đề Diễn đàn Mekong Startup - Lần 1 năm 2022 được Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức trong hai ngày 19 và 20/12/2022 tại Nhà Văn hoá Lao động tỉnh Đồng Tháp. Diễn đàn có sự tham dự của 350 đại biểu gồm doanh nghiệp và khởi nghiệp tại Đồng Tháp, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước; đại diện Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong khu vực, các tổ chức quốc tế, trong nước; các doanh nghiệp lớn có tính chất dẫn dắt các chuỗi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và liên quan...
Trước thềm Diễn đàn phiên toàn thể là phiên đối thoại chính sách gồm đại biểu là doanh nghiệp và khởi nghiệp, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các địa phương trong khu vực, các chuyên gia kinh tế, tư vấn hoạch định chính sách, lãnh đạo tỉnh và sở ngành tỉnh Đồng Tháp. Cùng với đó là các phiên tư vấn, kết nối giao thương; huấn luyện kiến thức và kỹ năng kêu gọi đầu tư; Gala "Các giải pháp công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu". Hoạt động triển lãm trưng bày các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của địa phương sẽ được thiết kế và tổ chức trong suốt thời gian diễn ra Diễn đàn.
Mục tiêu Diễn đàn nhằm tập hợp cả hai khu vực công - tư, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp có yếu tố đổi mới sáng tạo cùng hành động; cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kết nối nguồn lực trong và ngoài nước, kết nối các thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển, quảng bá, tạo cơ hội tiếp cận vốn/nhà đầu tư cho các sản phẩm, dự án khởi nghiệp, công nghệ - dịch vụ hỗ trợ (đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giải quyết vấn đề về chuyển đổi nông nghiệp xanh - hiện đại - bền vững, tạo bứt phá cho kinh tế vùng.
5. Lễ hội Sen lần đầu tiên được tổ chức:
Với chủ đề "Sen ngày mới", Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ I diễn ra từ ngày 19/5/2022 đến ngày 21/5/2022 - đúng vào dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, nhằm tôn vinh hoa Sen, phát huy giá trị văn hoá - kinh tế cho các sản phẩm chế biến từ cây Sen Đồng Tháp. Với qui mô tổ chức cấp Tỉnh, Lễ hội có nhiều hoạt động văn hoá, du lịch ấn tượng như chương trình nghệ thuật "Sen trong tôi" trình diễn áo dài, áo bà ba; hội thảo "Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm Sen Đồng Tháp"; xác lập kỷ lục 200 món ăn chế biến từ Sen; diễu hành, thi xe hoa Sen...
Lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội thu hút hơn 100.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần kết nối thương mại, du lịch, phát huy giá trị kinh tế và chiều sâu văn hoá của Sen - biểu tượng cho khát vọng phát triển vươn xa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà.
6. Lễ hội Cá Tra-“Vươn ra biển lớn”
Tiếp nối thành công của Lễ hội Sen, từ ngày 16 đến ngày 17/12/2022, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ hội Cá Tra tại thủ phủ cá tra Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lần thứ I tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hồng Ngự với chủ đề "Lễ hội Cá Tra - Vươn ra biển lớn", thu hút trên 20.000 lượt khách tham gia. Sự kiện được tổ chức nhằm cổ vũ, động viên, ghi nhận sự đóng góp tích cực của ngành hàng cá tra trong nền kinh tế của địa phương và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; giới thiệu và tôn vinh hình ảnh, sản phẩm cá tra, ngành nghề truyền thống của địa phương, khẳng định giá trị, nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu cá tra Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Lễ hội gồm các hoạt động chính: Hội nghị tổng kết ngành thuỷ sản năm 2022; Hội nghị chuỗi nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ, ký kết hợp tác; toạ đàm của ngành khuyến nông; tour Famtrip "Về Hồng Ngự thăm thủ phủ cá tra"; Yến tiệc trình diễn các món ăn độc đáo từ sản phẩm cá tra; cuộc thi "Thăng hoa cùng món ngon cá tra Hồng Ngự"; hoá trang - diễu hành; thả Ngư đăng, thả cá ra tự nhiên trên sông Hồng Ngự - Vĩnh Hưng; tham quan các hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến cá tra kết hợp tham quan các điểm du lịch. Lễ hội dự kiến sẽ được tổ chức định kỳ nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam; viết nên câu chuyện con cá tra của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng - câu chuyện mang tính chất lịch sử của ngành hàng chủ lực tỷ đô cấp quốc gia.
7. Khai trương Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp:
Ngày 18/4/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ Khai trương Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, đặt tại Tòa nhà Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp do Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp quản lý và vận hành.
Trung tâm được xây dựng với mục tiêu góp phần nâng cao công tác chỉ đạo điều hành của Tỉnh; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Tỉnh phát triển bền vững. Trong giai đoạn đầu, Trung tâm hoạt động theo hình thức điều hành thông minh, theo 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển, vận hành các nền tảng chuyển đổi số, đô thị thông minh của Tỉnh. Việc đưa vào vận hành Trung tâm thể hiện rõ quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân; là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra những thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền địa phương. Tỉnh cũng quyết định chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp.
8. UNESCO công nhận thành phố Cao Lãnh là thành viên Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu:
Ngày 05/9/2022, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) chứng nhận là thành viên Mạng lưới các Thành phố học tập toàn cầu. Đây chính là cơ hội quý để địa phương giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức từ các thành viên trong mạng lưới, mở rộng cơ hội học tập cho người dân, đồng thời khẳng định sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với nền giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực, từ đó gia tăng khả năng thu hút đầu tư, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của quê hương. Đây là kết quả sau những nỗ lực đặc biệt của thành phố Cao Lãnh trong tiến trình biến ước mơ học tập suốt đời cho người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng trở thành hiện thực. Lễ vinh danh thành phố Cao Lãnh đã được diễn ra vào tối ngày 19/11/2022.
Tính đến năm 2022, Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong cả nước có đến 02/05 thành phố được UNESCO công nhận là thành viên Mạng lưới các Thành phố học tập toàn cầu (thành phố Sa Đéc đã được công nhận vào tháng 8/2020).
9. Khánh thành Đường sách đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:
Với mục đích phát huy ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách, khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, Đường sách thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - đường sách đầu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là đường sách thứ 5 trên cả nước đã được khánh thành vào sáng ngày 19/11/2022. Đường sách thành phố Cao Lãnh được đặt tại khuôn viên công viên Văn Miếu, cạnh Di tích văn hóa Văn Thánh Miếu của tỉnh Đồng Tháp - nơi từng được chọn làm thư viện của Tỉnh, với 19 gian hàng phân bố dọc hai bên trục chính đường nội bộ của công viên gồm các gian hàng: Sách, thư quán, văn hoá phẩm, lưu niệm, khu triển lãm, trưng bày, cà phê sách, văn phòng Ban Điều hành cùng với sân khấu. Đường sách được đặt tại vị trí trung tâm của thành phố sẽ là hình mẫu cho việc quy hoạch phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; tạo ra một không gian văn hoá mở để tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích mọi người dân địa phương tham gia học tập, nâng cao trí thức. Vì vậy, đây là nơi để học sinh, sinh viên, người dân địa phương và du khách có những trải nghiệm về các hoạt động liên quan đến sách, văn hóa đọc.
Đường sách thành phố Cao Lãnh được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và là công trình chào mừng thành phố Cao Lãnh ghi danh vào mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, đồng thời chào mừng 40 năm tái lập thị xã Cao Lãnh.
Trước đó, từ ngày 18 - 23/4/2022, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Ngày sách và văn hoá đọc lần thứ nhất với chủ đề "Sách - Sứ mệnh phát triển văn hoá đọc". Sự kiện diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, bổ ích: Tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam gắn với việc phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách, tổ chức các hoạt động khuyến đọc, giao lưu giới thiệu sách; đặc biệt là các hoạt động chú trọng đến những địa bàn cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Sự lan toả của Ngày sách và văn hoá đọc góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động sáng tạo.
10. Marathon Đất Sen hồng-Sự kiện thể thao đầy tín nhân văn:
Với chủ đề "Vượt sóng vươn xa", Giải Marathon Đất Sen hồng Đồng Tháp năm 2022 được Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức từ ngày 26/11 đến 27/11/2022, tại Quảng trường Văn Miếu (thành phố Cao Lãnh), thu hút hơn 3.200 vận động viên trong và ngoài nước tham gia. Ngoài ra, Ban Tổ chức Giải Marathon Đất Sen hồng 2022 phối hợp Tổ chức Operation Smile Việt Nam phát động chương trình đăng ký vé chạy (mỗi vận động viên tham gia sẽ đóng góp 50.000 đồng), nhằm quyên góp vào quỹ để mang lại nụ cười và thay đổi cuộc sống của trẻ em bị dị tật bẩm sinh trên khuôn mặt tại tỉnh Đồng Tháp. Giải đấu nhằm tuyên truyền, rèn luyện thể dục - thể thao nâng cao nâng cao sức khỏe, tầm vóc và chất lượng cuộc sống; góp phần quảng bá văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo; tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Đây còn là dịp du khách vừa tham quan, vừa trải nghiệm, khám phá phong cảnh tại tỉnh Đồng Tháp, giới thiệu hình ảnh địa phương đến bạn bè trong và ngoài nước.
Nguyễn Duy Thanh
Nguồn: CV số 1201-CV/BTGTU ngày 27 tháng 12 năm 2022
của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Thông tin khác
- Mô hình “bữa sáng nghĩa tình” của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh việt nam phường 2 (03/12/2024)
- Tham gia cuộc thi trực tuyến "quân đội nhân dân việt nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và... (25/11/2024)
- Đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, phường 2 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9 (25/11/2024)
- Trao học bổng nguyễn sinh sắc cho sinh viên nghèo (09/11/2024)
- Thông báo về việc tiếp nhận hiến máu tình nguyện đợt 03/2024 (08/11/2024)
- Thông báo v/v đăng ký lắp chân, tay giả miễn phí (05/11/2024)
- Thông báo về việc trao trả hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi b (26/10/2024)
- Kết quả họp dân bình xét thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ làm... (19/10/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét