BÀI TRUYỀN THÔNG LÀM MẸ AN TOÀN
BÀI TRUYỀN THÔNG
Làm mẹ an toàn
---------
Làm mẹ an toàn
---------
Có thai là một tình trạng bình thường ở người phụ nữ nhưng sẽ có những nguy hiểm rất cao cho mẹ và con nhất là khi có thai ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Hơn nữa việc kết hôn với phụ nữ < 18 tuổi là vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. Địa phương và cộng đồng cần tuyên truyền để không có người vi phạm pháp luật. Cần chấm dứt “tục tảo hôn” lạc hậu ở vủng nông thôn, vùng đồng bào có dân tộc sinh sống.
Để giảm bớt những điều không may xảy ra, phụ nữ khi có thai cần thực hiện những điều sau đây:
- Đi khám thai lần đầu ở trạm y tế khi nghi ngờ mình đã có thai để được hướng dẫn cách chăm sóc thai và việc dùng thuốc an toàn.
- Thực hiện cách chăm sóc thai, ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm như cán bộ y tế hướng dẫn.
- Đi khám thai lần sau theo lời dặn của cán bộ y tế. Gia đình nên nhắc nhở và giúp đỡ chị em phụ nữ có thai đi khám thai định kỳ.
- Phải đi khám thai ngay nếu thấy có một trong những đấu hiệu nguy hiểm sau đây:
+ Nôn ói nhiều.
+ Sốt cao hoặc có co giật.
+ Ra máu, ra nước ở cửa mình.
+ Thường bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
+ Phù toàn thân.
+ Đau bụng nhiều.
+ Không có cử động thai sau tháng thứ 4.
- Phụ nữ có thai vào những tháng cuối thai kỳ (tháng 7, 8, 9) không đi xa, không nên làm việc nặng và thường đi khám thai để được hướng dẫn chuẩn bị việc sinh đẻ an toàn cho mẹ và con.
Phụ nữ có thai khi đi sinh cần phải sinh ở cơ sở y tế. Không được tự đẻ ở nhà hoặc tự đỡ đẽ vì có quá nhiều rủi ro, nguy hiểm, không an toàn và không vệ sinh. Đẻ ở cơ sở y tế mẹ và con sẽ được chăm sóc an toàn khỏe mạnh.
Phụ nữ có thai hãy đi khám thai định kỳ trong thời gian mang thai và sinh tại cơ sở y tế là góp phần làm giảm tai biến sản khoa, an toàn cho cả mẹ và con.
Để giảm bớt những điều không may xảy ra, phụ nữ khi có thai cần thực hiện những điều sau đây:
- Đi khám thai lần đầu ở trạm y tế khi nghi ngờ mình đã có thai để được hướng dẫn cách chăm sóc thai và việc dùng thuốc an toàn.
- Thực hiện cách chăm sóc thai, ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm như cán bộ y tế hướng dẫn.
- Đi khám thai lần sau theo lời dặn của cán bộ y tế. Gia đình nên nhắc nhở và giúp đỡ chị em phụ nữ có thai đi khám thai định kỳ.
- Phải đi khám thai ngay nếu thấy có một trong những đấu hiệu nguy hiểm sau đây:
+ Nôn ói nhiều.
+ Sốt cao hoặc có co giật.
+ Ra máu, ra nước ở cửa mình.
+ Thường bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
+ Phù toàn thân.
+ Đau bụng nhiều.
+ Không có cử động thai sau tháng thứ 4.
- Phụ nữ có thai vào những tháng cuối thai kỳ (tháng 7, 8, 9) không đi xa, không nên làm việc nặng và thường đi khám thai để được hướng dẫn chuẩn bị việc sinh đẻ an toàn cho mẹ và con.
Phụ nữ có thai khi đi sinh cần phải sinh ở cơ sở y tế. Không được tự đẻ ở nhà hoặc tự đỡ đẽ vì có quá nhiều rủi ro, nguy hiểm, không an toàn và không vệ sinh. Đẻ ở cơ sở y tế mẹ và con sẽ được chăm sóc an toàn khỏe mạnh.
Phụ nữ có thai hãy đi khám thai định kỳ trong thời gian mang thai và sinh tại cơ sở y tế là góp phần làm giảm tai biến sản khoa, an toàn cho cả mẹ và con.
Thông tin khác
- Ngày thế giới phòng chống tự sát 10/9 (08/09/2023)
- Chùa minh nguyệt cư sĩ lâm phát quà cho người nghèo (08/09/2023)
- Đảng ủy phường 2: tiếp đoàn giám sát ban dân vận thành ủy sa đéc (08/09/2023)
- Chiến dịch " 50 ngày đêm cài đặt định danh điện tử" (07/09/2023)
- Ngày thành lập mặt trận tổ quốc việt nam 10/9 (07/09/2023)
- Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản (06/09/2023)
- Những sự thật thú vị ít người biết về ngày trung thu (06/09/2023)
- Ý nghĩa của ngày quốc tế xóa nạn mù chữ 8/9 (06/09/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét