Bệnh Đái tháo đường
Bệnh Đái tháo đường
---------
---------
I. Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống ngọt.
Có ba loại tiểu đường chính:
1. Đái tháo đường type 1
Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyếntuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
2. Đái tháo đường type 2
Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó.Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.
3. Đái tháo đường thai kỳ
Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường:
Triệu chứng chung:
• Khát không ngừng
• Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
• Mệt mỏi, uể oải
• Giảm cân
• Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:
• Chuột rút
• Táo bón
• Nhìn mờ
• Nhiễm trùng da tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.
II. Tiền đái tháo đường
Hàng triệu người có khả năng bị tiền-Đái tháo đường. Tiền-Đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng:
1. Rối loạn đường huyết đói :
Đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
2. Rối loạn dung nạp Glucose :
Khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân tiền đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Nếu không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
1. Biến chứng cấp tính:
Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc ,insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong
2. Biến chứng mãn tính:
Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, độtquị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.
Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận .Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống ngọt.
Có ba loại tiểu đường chính:
1. Đái tháo đường type 1
Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyếntuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
2. Đái tháo đường type 2
Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó.Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.
3. Đái tháo đường thai kỳ
Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường:
Triệu chứng chung:
• Khát không ngừng
• Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
• Mệt mỏi, uể oải
• Giảm cân
• Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:
• Chuột rút
• Táo bón
• Nhìn mờ
• Nhiễm trùng da tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.
II. Tiền đái tháo đường
Hàng triệu người có khả năng bị tiền-Đái tháo đường. Tiền-Đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng:
1. Rối loạn đường huyết đói :
Đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
2. Rối loạn dung nạp Glucose :
Khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân tiền đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Nếu không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
1. Biến chứng cấp tính:
Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc ,insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong
2. Biến chứng mãn tính:
Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, độtquị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.
Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận .Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Trạm Y tế Phường 2
Nguồn Trạm Y tế Phường 2
Thông tin khác
- Hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn (07/02/2023)
- Hỗ trợ người nghèo trong rằm tháng giêng (07/02/2023)
- Ngày thế giới phòng chống ung thư – 04/02 (03/02/2023)
- Trao tặng huy hiệu 75 năm tuổi đảng (02/02/2023)
- Dinh dưỡng sau tết lấy lại cân bằng (02/02/2023)
- Ngày thành lập đảng cộng sản việt nam 03/2 (02/02/2023)
- Hội nghị đánh giá tình hình trước, trong và sau tết nguyên đán quý mão 2023 (27/01/2023)
- Ngày quốc tế giáo dục – ngày 24/01 (27/01/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét