Các bệnh dễ mắc do nắng nóng
Nắng nóng, nhiều bệnh có thể xuất hiện và gia tăng, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, nên làm gì để phòng bệnh mùa nắng nóng có hiệu quả ?
Có nhiều lý do làm cho bệnh tật gia tăng vào mùa nắng nóng, trước hết phải kể đến lý do thời tiết nắng nóng đầu mùa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi ngay dễ dẫn đến mắc một số bệnh, đặc biệt là khi thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại.
Mùa nắng nóng thường gặp phải các loại nước giải khát, nước đá, kem không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín hoặc để quá nhiều giờ không được bảo quản rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy). Tỉ lệ say nắng, say nóng cũng gia tăng do tia cực tím của ánh nắng mặt trời chiếu vào vùng gáy khi ra nắng không đội mũ rộng vành hoặc đầu trần, đặc biệt là trẻ em chơi đùa, người tắm sông, suối, hồ, ao, biển giữa lúc trời nắng gắt. Bên cạnh đó, các loại bệnh do côn trùng tiết túc mang đến (mang mầm bệnh từ người bệnh sang người lành như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét...) hoặc bệnh từ động vật sang cho người.
Một số bệnh thường xảy ra trong mùa nắng nóng
Bệnh gặp khá phổ biến là say nắng, say nóng. Say nắng là do chiếu xạ của tia cực tím ánh nắng mặt trời hoặc đang ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp đi ra ngoài đường hoặc tắm sông, ao hồ hoặc tắm biển lúc nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Bởi vì khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 - 390C, thậm chí cao hơn, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người, nhất là vùng gáy.
Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nắng nóng do nhiễm vi khuẩn tả hoặc vi khuẩn lỵ hay vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli, đặc biệt là có thể lây lan cho nhiều người khác tạo nên dịch bệnh.
Khi thời tiết quá nóng, nếu mở quạt với tốc độ lớn hoặc ở trong phòng điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá chệch lệch với môi trường bên ngoài, có nguy cơ làm khô vùng hầu họng, các chất nhày bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là gây viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản cấp tính, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, nếu ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu, nhất là người làm công tác văn phòng, lái xe đường dài (xe có máy lạnh)... khi ra ngoài trời nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi, họng, viêm xoang, viêm phế quản. Uống nước đá lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là trẻ em.
Mùa nắng nóng, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng hoặc viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu rất dễ xuất hiện và lây lan thành dịch do các virus gây bệnh này thích hợp với thời tiết mùa hè. Mùa hè, bệnh rôm, sẩy luôn rình rập trẻ nhỏ, nếu vệ sinh cá nhân kém, sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, bệnh tuy nhẹ nhưng có thể bị bội nhiễm thành bệnh nặng.
Mùa hè, nắng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng, đặc biệt sẽ bất lợi cho những người bệnh đang mang trong mình bệnh về tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch có thể bị thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Phòng bệnh mùa nắng nóng
Trời nắng nóng, khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón hoặc mặc áo chống nắng (phụ nữ). Tốt nhất không tắm sông, biển, ao hồ, sông suối lúc nắng gắt, nhất là buổi trưa, xế chiều. Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh, nên để ở nhiệt độ khoảng 25- 26 độ là vừa. Mỗi lần đi ngoài nắng về, không nên vào phòng máy lạnh ngay, đặc biệt trẻ em, người cao tuổi. Sàn nhà, dụng cụ ăn uống, đồ chơi trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng hình thức rửa tay sạch bằng xà phòng thích hợp. Ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Cần diệt muỗi, gián, chuột, bọ chét để tránh mắc các bệnh do chúng truyền từ người bệnh sang người lành.
Cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Với trẻ, nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của y tế. Với người lớn, trẻ em lớn, cần tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng bài tập thể dục buổi sáng.
Có nhiều lý do làm cho bệnh tật gia tăng vào mùa nắng nóng, trước hết phải kể đến lý do thời tiết nắng nóng đầu mùa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi ngay dễ dẫn đến mắc một số bệnh, đặc biệt là khi thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại.
Mùa nắng nóng thường gặp phải các loại nước giải khát, nước đá, kem không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín hoặc để quá nhiều giờ không được bảo quản rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy). Tỉ lệ say nắng, say nóng cũng gia tăng do tia cực tím của ánh nắng mặt trời chiếu vào vùng gáy khi ra nắng không đội mũ rộng vành hoặc đầu trần, đặc biệt là trẻ em chơi đùa, người tắm sông, suối, hồ, ao, biển giữa lúc trời nắng gắt. Bên cạnh đó, các loại bệnh do côn trùng tiết túc mang đến (mang mầm bệnh từ người bệnh sang người lành như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét...) hoặc bệnh từ động vật sang cho người.
Một số bệnh thường xảy ra trong mùa nắng nóng
Bệnh gặp khá phổ biến là say nắng, say nóng. Say nắng là do chiếu xạ của tia cực tím ánh nắng mặt trời hoặc đang ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp đi ra ngoài đường hoặc tắm sông, ao hồ hoặc tắm biển lúc nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Bởi vì khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 - 390C, thậm chí cao hơn, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người, nhất là vùng gáy.
Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nắng nóng do nhiễm vi khuẩn tả hoặc vi khuẩn lỵ hay vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli, đặc biệt là có thể lây lan cho nhiều người khác tạo nên dịch bệnh.
Khi thời tiết quá nóng, nếu mở quạt với tốc độ lớn hoặc ở trong phòng điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá chệch lệch với môi trường bên ngoài, có nguy cơ làm khô vùng hầu họng, các chất nhày bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là gây viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản cấp tính, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, nếu ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu, nhất là người làm công tác văn phòng, lái xe đường dài (xe có máy lạnh)... khi ra ngoài trời nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi, họng, viêm xoang, viêm phế quản. Uống nước đá lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là trẻ em.
Mùa nắng nóng, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng hoặc viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu rất dễ xuất hiện và lây lan thành dịch do các virus gây bệnh này thích hợp với thời tiết mùa hè. Mùa hè, bệnh rôm, sẩy luôn rình rập trẻ nhỏ, nếu vệ sinh cá nhân kém, sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, bệnh tuy nhẹ nhưng có thể bị bội nhiễm thành bệnh nặng.
Mùa hè, nắng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng, đặc biệt sẽ bất lợi cho những người bệnh đang mang trong mình bệnh về tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch có thể bị thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Phòng bệnh mùa nắng nóng
Trời nắng nóng, khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón hoặc mặc áo chống nắng (phụ nữ). Tốt nhất không tắm sông, biển, ao hồ, sông suối lúc nắng gắt, nhất là buổi trưa, xế chiều. Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh, nên để ở nhiệt độ khoảng 25- 26 độ là vừa. Mỗi lần đi ngoài nắng về, không nên vào phòng máy lạnh ngay, đặc biệt trẻ em, người cao tuổi. Sàn nhà, dụng cụ ăn uống, đồ chơi trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng hình thức rửa tay sạch bằng xà phòng thích hợp. Ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Cần diệt muỗi, gián, chuột, bọ chét để tránh mắc các bệnh do chúng truyền từ người bệnh sang người lành.
Cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Với trẻ, nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của y tế. Với người lớn, trẻ em lớn, cần tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng bài tập thể dục buổi sáng.
Thông tin khác
- Chủ động trong công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ (10/10/2023)
- Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 (10/10/2023)
- Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 (10/10/2023)
- Ngày giải phóng thủ đô 10/10 (09/10/2023)
- Giám định mức độ khuyết tật (09/10/2023)
- Ngày truyền thống của luật sư việt nam 10/10 (09/10/2023)
- Ngày bưu chính thế giới 09/10 (09/10/2023)
- Trường mâm non hoa sen: hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học 2023-2024 (06/10/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét