Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ gây ra, bệnh cùng họ với bệnh đậu mùa, mặc dù đậu mùa khỉ thường ít nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, tiêm phòng vaccine đậu mùa được chứng minh đạt 85% hiệu quả phòng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
Các triệu chứng của đậu mùa khỉ và diễn biến có thể gặp trên người:
- Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng tấy, đau lưng.
- Các vết phát ban và tổn thương sau đó thường nổi lên trên mặt, bàn tay, bàn chân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục trong vòng 1 đến 5 ngày.
- Các nốt phát ban đó biến thành những nốt sần nổi lên và sau đó là mụn nước, có thể chứa đầy chất dịch màu trắng trước khi vỡ ra và đóng vảy.
WHO cũng cho biết rằng, không cần phải tiêm chủng hàng loạt để chống lại sự gia tăng đột biến trong các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, với tốc độ bùng phát và chưa rõ nguyên nhân của nó, cơ quan y tế công cộng kêu gọi mọi người thực hiện vệ sinh tốt và quan hệ tình dục an toàn để giúp kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Cách bảo vệ bản han phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Mặc dù các chuyên gia y tế đồng ý rằng rủi ro đối với đa số người dân là thấp, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Các khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh và WHO phòng bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:
1. Tránh tiếp xúc với những người gần đây được chẩn đoán nhiễm virus hoặc những người có thể đã bị nhiễm bệnh.
2. Đeo khẩu trang nếu bạn tiếp xúc gần với người có triệu chứng.
3. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và theo dõi các triệu chứng nếu nghi ngờ mắc bệnh.
4. Tránh tiếp xúc với động vật có thể mang virus. Điều này bao gồm động vật bị bệnh hoặc chết, đặc biệt là những động vật có tiền sử nhiễm bệnh này như khỉ, động vật gặm nhấm, chó.
5. Thực hành tốt vệ sinh tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm - hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
6. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân khi chăm sóc bệnh nhân đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu khỉ.
7. Chỉ ăn thịt đã được nấu chín kỹ.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ gây ra, bệnh cùng họ với bệnh đậu mùa, mặc dù đậu mùa khỉ thường ít nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, tiêm phòng vaccine đậu mùa được chứng minh đạt 85% hiệu quả phòng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
Các triệu chứng của đậu mùa khỉ và diễn biến có thể gặp trên người:
- Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng tấy, đau lưng.
- Các vết phát ban và tổn thương sau đó thường nổi lên trên mặt, bàn tay, bàn chân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục trong vòng 1 đến 5 ngày.
- Các nốt phát ban đó biến thành những nốt sần nổi lên và sau đó là mụn nước, có thể chứa đầy chất dịch màu trắng trước khi vỡ ra và đóng vảy.
WHO cũng cho biết rằng, không cần phải tiêm chủng hàng loạt để chống lại sự gia tăng đột biến trong các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, với tốc độ bùng phát và chưa rõ nguyên nhân của nó, cơ quan y tế công cộng kêu gọi mọi người thực hiện vệ sinh tốt và quan hệ tình dục an toàn để giúp kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Cách bảo vệ bản han phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Mặc dù các chuyên gia y tế đồng ý rằng rủi ro đối với đa số người dân là thấp, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Các khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh và WHO phòng bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:
1. Tránh tiếp xúc với những người gần đây được chẩn đoán nhiễm virus hoặc những người có thể đã bị nhiễm bệnh.
2. Đeo khẩu trang nếu bạn tiếp xúc gần với người có triệu chứng.
3. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và theo dõi các triệu chứng nếu nghi ngờ mắc bệnh.
4. Tránh tiếp xúc với động vật có thể mang virus. Điều này bao gồm động vật bị bệnh hoặc chết, đặc biệt là những động vật có tiền sử nhiễm bệnh này như khỉ, động vật gặm nhấm, chó.
5. Thực hành tốt vệ sinh tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm - hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
6. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân khi chăm sóc bệnh nhân đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu khỉ.
7. Chỉ ăn thịt đã được nấu chín kỹ.
Thông tin khác
- “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” năm học 2024-2025 (22/08/2024)
- Hội khuyến học phường 2 trao tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường (20/08/2024)
- Thông báo nộp giấy xác nhận học sinh, sinh viên (20/08/2024)
- Đại biểu hđnd thành phố và phường 2 tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8 (17/08/2024)
- Lịch hoạt động lễ hội độc lập thành phố sa đéc lần thứ iii năm 2024 (14/08/2024)
- Tuyển dụng thực tập sinh đi làm việc tại nhật bản 8/2024 (09/08/2024)
- Đảng bộ phường 2 tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm (06/08/2024)
- Mô hình “trao tiền mai táng phí tại nhà” (02/08/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét