ChatGPT (Chat Generative Pre-trainning Transformer) là gì ?
ChatGPT là gì
-----------
1. ChatGPT là gì?
ChatGPT (Chat Generative Pre-trainning Transformer) là một chatbot do công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ phát triển, được trình làng vào ngày 30/11/2022. Có thể hiểu đơn giản ChatGPT là một chương trình máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu và phản hồi lại bằng ngôn ngữ tự nhiên giống như con người.
Công cụ này gây ấn tượng với khả năng “trả lời mọi thứ như người thật”, có thể trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp. ChatGPT có thể viết kịch bản, viết tiểu luận cấp đại học, làm thơ, soạn nhạc, viết content, thiết kế hay thậm chí là sửa lỗi trong lập trình. ChatGPT được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất cứ chatbot nào từng có trước đây.
ChatGPT có thể trả lời những câu hỏi, viết các câu văn và giao tiếp với bạn. Công cụ này hoạt động giống như một cuộc hỏi đáp giữa người với người.
“Bạn cung cấp cho ChatGPT đầu vào và phần mềm sẽ cung cấp đầu ra cho bạn. Nếu bạn hỏi ChatGPT một câu hỏi, nó sẽ trả lời. Nếu bạn yêu cầu nó tiếp tục những gì bạn đang viết, nó sẽ thực hiện”, theo nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Andy Patel.
Ví dụ: khi ChatGPT được yêu cầu lập dàn ý cho một bài tiểu luận về lạm phát và kinh tế vĩ mô, nó sẽ đưa ra các ý gạch đầu dòng ngay lập tức. Bởi vậy, ChatGPT cực kỳ hấp dẫn đối với sinh viên.
Tuy nhiên, trong quá trình trải nghiệm, người dùng bắt đầu nhận ra siêu AI này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Trong nhiều trường hợp, nó đưa ra câu trả lời không chính xác và vòng vo. OpenAI cũng thừa nhận hạn chế này và cho biết các kỹ sư cần thêm thời gian để điều chỉnh.
2. Khác biệt về giao diện và cách đưa ra câu trả lời
Đây là điểm khác biệt đầu tiên giữa hai công cụ này. ChatGPT hiển thị nội dung câu trả lời dưới dạng tin nhắn (chat), tạo cảm giác tự nhiên như đang trò chuyện với một người khác. Thời gian phản hồi khoảng 2-5 giây, tùy theo độ khó của từng vấn đề.
Nếu thấy câu trả lời không đầy đủ, không đúng hoặc chưa phù hợp, bạn có thể chat lại để AI chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải thích dữ liệu.
Ngược lại, Google đã là công cụ tìm kiếm quen thuộc với người dùng Internet với tốc độ trả kết quả dưới một giây. Kết quả được hiển thị dưới dạng một danh sách các đường link để người dùng tự đọc, chọn lọc và tổng hợp thông tin.
Khác biệt về nguồn dữ liệu
ChatGPT được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ trước năm 2021, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất.
Ví dụ, khi hỏi về dân số Việt Nam, ChatGPT đưa ra con số 96,8 triệu người của năm 2021 và không nêu rõ nguồn cụ thể. Trong khi đó, Google trả kết quả là 99.390.738 người vào ngày 31/1, dựa trên số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Đây được nhận định là một hạn chế lớn của ChatGPT.
Theo giải thích từ chính ChatGPT, dữ liệu của nó được lấy từ tài liệu mở và trực tuyến trên Internet. Bên cạnh đó, nó được huấn luyện bằng công nghệ máy học sâu (deep learning) và trí tuệ nhân tạo của OpenAI. Do đó, câu trả lời sẽ không được đa dạng như trên Google Search.
Về khía cạnh sàng lọc thông tin
Công cụ tìm kiếm của Google cố gắng tránh phần lớn cạm bẫy nội dung bằng cách đẩy phần việc này cho người dùng, để họ tự lọc và đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Ngược lại, ChatGPT tự tổng hợp câu trả lời hoàn chỉnh từ quá trình huấn luyện. Do đó, nó giúp người dùng rút ngắn thời gian khi cần ngay thông tin trong nhiều lĩnh vực, nhưng kém Google Search về khả năng cập nhật và kiểm chứng - vốn quét Internet để tìm dữ liệu theo thời gian thực.
Khi trả lời câu hỏi mẹo
Đối với một số câu hỏi mẹo, ChatGPT dễ bị "lừa" hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa và trả lại đáp án sai. Ngược lại, do dựa trên việc liệt kê đường link, người dùng có thể tìm kiếm các câu đố kèm lời giải nhanh chóng khi dùng Google Search.
Theo nhận định của CNBC, ở giai đoạn này, kết quả từ Google vẫn đáng tin cậy nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển công cụ tìm kiếm cũng như nguồn tài chính khổng lồ để đầu tư cho công nghệ. Ngược lại, ChatGPT đang trong quá trình thử nghiệm và nhiều lần gặp tình trạng dừng hoạt động do quá tải.
Trên đây là thông tin ChatGPT là gì?. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về công nghệ mới này.
ChatGPT (Chat Generative Pre-trainning Transformer) là một chatbot do công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ phát triển, được trình làng vào ngày 30/11/2022. Có thể hiểu đơn giản ChatGPT là một chương trình máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu và phản hồi lại bằng ngôn ngữ tự nhiên giống như con người.
Công cụ này gây ấn tượng với khả năng “trả lời mọi thứ như người thật”, có thể trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp. ChatGPT có thể viết kịch bản, viết tiểu luận cấp đại học, làm thơ, soạn nhạc, viết content, thiết kế hay thậm chí là sửa lỗi trong lập trình. ChatGPT được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất cứ chatbot nào từng có trước đây.
ChatGPT có thể trả lời những câu hỏi, viết các câu văn và giao tiếp với bạn. Công cụ này hoạt động giống như một cuộc hỏi đáp giữa người với người.
“Bạn cung cấp cho ChatGPT đầu vào và phần mềm sẽ cung cấp đầu ra cho bạn. Nếu bạn hỏi ChatGPT một câu hỏi, nó sẽ trả lời. Nếu bạn yêu cầu nó tiếp tục những gì bạn đang viết, nó sẽ thực hiện”, theo nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Andy Patel.
Ví dụ: khi ChatGPT được yêu cầu lập dàn ý cho một bài tiểu luận về lạm phát và kinh tế vĩ mô, nó sẽ đưa ra các ý gạch đầu dòng ngay lập tức. Bởi vậy, ChatGPT cực kỳ hấp dẫn đối với sinh viên.
Tuy nhiên, trong quá trình trải nghiệm, người dùng bắt đầu nhận ra siêu AI này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Trong nhiều trường hợp, nó đưa ra câu trả lời không chính xác và vòng vo. OpenAI cũng thừa nhận hạn chế này và cho biết các kỹ sư cần thêm thời gian để điều chỉnh.
2. Khác biệt về giao diện và cách đưa ra câu trả lời
Đây là điểm khác biệt đầu tiên giữa hai công cụ này. ChatGPT hiển thị nội dung câu trả lời dưới dạng tin nhắn (chat), tạo cảm giác tự nhiên như đang trò chuyện với một người khác. Thời gian phản hồi khoảng 2-5 giây, tùy theo độ khó của từng vấn đề.
Nếu thấy câu trả lời không đầy đủ, không đúng hoặc chưa phù hợp, bạn có thể chat lại để AI chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải thích dữ liệu.
Ngược lại, Google đã là công cụ tìm kiếm quen thuộc với người dùng Internet với tốc độ trả kết quả dưới một giây. Kết quả được hiển thị dưới dạng một danh sách các đường link để người dùng tự đọc, chọn lọc và tổng hợp thông tin.
Khác biệt về nguồn dữ liệu
ChatGPT được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ trước năm 2021, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất.
Ví dụ, khi hỏi về dân số Việt Nam, ChatGPT đưa ra con số 96,8 triệu người của năm 2021 và không nêu rõ nguồn cụ thể. Trong khi đó, Google trả kết quả là 99.390.738 người vào ngày 31/1, dựa trên số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Đây được nhận định là một hạn chế lớn của ChatGPT.
Theo giải thích từ chính ChatGPT, dữ liệu của nó được lấy từ tài liệu mở và trực tuyến trên Internet. Bên cạnh đó, nó được huấn luyện bằng công nghệ máy học sâu (deep learning) và trí tuệ nhân tạo của OpenAI. Do đó, câu trả lời sẽ không được đa dạng như trên Google Search.
Về khía cạnh sàng lọc thông tin
Công cụ tìm kiếm của Google cố gắng tránh phần lớn cạm bẫy nội dung bằng cách đẩy phần việc này cho người dùng, để họ tự lọc và đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Ngược lại, ChatGPT tự tổng hợp câu trả lời hoàn chỉnh từ quá trình huấn luyện. Do đó, nó giúp người dùng rút ngắn thời gian khi cần ngay thông tin trong nhiều lĩnh vực, nhưng kém Google Search về khả năng cập nhật và kiểm chứng - vốn quét Internet để tìm dữ liệu theo thời gian thực.
Khi trả lời câu hỏi mẹo
Đối với một số câu hỏi mẹo, ChatGPT dễ bị "lừa" hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa và trả lại đáp án sai. Ngược lại, do dựa trên việc liệt kê đường link, người dùng có thể tìm kiếm các câu đố kèm lời giải nhanh chóng khi dùng Google Search.
Theo nhận định của CNBC, ở giai đoạn này, kết quả từ Google vẫn đáng tin cậy nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển công cụ tìm kiếm cũng như nguồn tài chính khổng lồ để đầu tư cho công nghệ. Ngược lại, ChatGPT đang trong quá trình thử nghiệm và nhiều lần gặp tình trạng dừng hoạt động do quá tải.
Trên đây là thông tin ChatGPT là gì?. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về công nghệ mới này.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn sưu tầm Internet
Nguồn sưu tầm Internet
Thông tin khác
- Bệnh đái tháo đường (22/09/2023)
- Toàn tỉnh đồng tháp kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt trên 91% (22/09/2023)
- 9 vật dụng nhất định phải có trong nhà để phòng cháy chữa cháy (21/09/2023)
- Bệnh bạch hầu là gì? (20/09/2023)
- Ngày nam bộ kháng chiến 23/9 (20/09/2023)
- Ngày việt nam trở thành thành viên liên hợp quốc 20/9 (20/09/2023)
- Cẩn thận với 7 đồ dùng dễ phát nổ gây nguy hiểm cho cả nhà (19/09/2023)
- Ngày hàng hải thế giới 24/9 (19/09/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét