Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022)
Thủ tướng Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa sinh năm 1922 tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, Võ Văn Kiệt là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cũng đắc cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982 ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.
Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1988, ông được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột.
Ngày 11 tháng 3 năm 1988, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ký thông báo về giữ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đối với ông Võ Văn Kiệt. Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Đỗ Mười trúng cử, do đó ông vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ năm 1987 đến năm 1991, ông làm Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Hướng dân sinh đẻ có kế hoạch, sau người tiền nhiệm là Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, tuy không còn giữ các chức danh trong Chính phủ nhưng ông cũng đã cùng Đỗ Mười và Lê Đức Anh được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào vị trí Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi ông ở lại cho đến khi sứ mệnh của vị trí này khép lại vào năm 2001. Một trong những thư ký của ông trong thời gian này là Vũ Đức Đam, sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ (từ 2013).
Lúc 8 giờ 40 phút ngày 11 tháng 6 năm 2008 (giờ Singapore, tức 7 giờ 40 phút cùng ngày giờ Hà Nội), Võ Văn Kiệt được xác nhận là đã qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore. Theo hãng tin Reuters thì lý do là tuổi cao và viêm phổi cấp tính, còn theo AP thì nguyên do là tai biến mạch máu não.
Sau khi các hãng tin quốc tế đã đưa tin và nhiều lãnh tụ nước ngoài đã gửi lời chia buồn, báo chí Việt Nam chính thức thông báo Võ Văn Kiệt mất vào tối ngày hôm sau. Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thông báo 2 ngày quốc tang. Lễ viếng được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 tại Thủ đô Hà Nội, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông) và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), có trưởng ban lễ tang nhà nước là Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ truy điệu tổ chức vào ngày 15 tháng 6, sau đó đến trưa cùng ngày, linh cữu của Võ Văn Kiệt được đưa đi an táng tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, Võ Văn Kiệt là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cũng đắc cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982 ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.
Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1988, ông được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột.
Ngày 11 tháng 3 năm 1988, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ký thông báo về giữ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đối với ông Võ Văn Kiệt. Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Đỗ Mười trúng cử, do đó ông vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ năm 1987 đến năm 1991, ông làm Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Hướng dân sinh đẻ có kế hoạch, sau người tiền nhiệm là Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, tuy không còn giữ các chức danh trong Chính phủ nhưng ông cũng đã cùng Đỗ Mười và Lê Đức Anh được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào vị trí Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi ông ở lại cho đến khi sứ mệnh của vị trí này khép lại vào năm 2001. Một trong những thư ký của ông trong thời gian này là Vũ Đức Đam, sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ (từ 2013).
Lúc 8 giờ 40 phút ngày 11 tháng 6 năm 2008 (giờ Singapore, tức 7 giờ 40 phút cùng ngày giờ Hà Nội), Võ Văn Kiệt được xác nhận là đã qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore. Theo hãng tin Reuters thì lý do là tuổi cao và viêm phổi cấp tính, còn theo AP thì nguyên do là tai biến mạch máu não.
Sau khi các hãng tin quốc tế đã đưa tin và nhiều lãnh tụ nước ngoài đã gửi lời chia buồn, báo chí Việt Nam chính thức thông báo Võ Văn Kiệt mất vào tối ngày hôm sau. Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thông báo 2 ngày quốc tang. Lễ viếng được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 tại Thủ đô Hà Nội, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông) và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), có trưởng ban lễ tang nhà nước là Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ truy điệu tổ chức vào ngày 15 tháng 6, sau đó đến trưa cùng ngày, linh cữu của Võ Văn Kiệt được đưa đi an táng tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin khác
- Ý nghĩa của ngày quốc tế xóa nạn mù chữ (05/09/2022)
- Hội thi “ầm thực đường phố năm 2022”... (05/09/2022)
- Hội thi “múa dân vũ”... (31/08/2022)
- Ý nghĩa ngày quốc khánh 02/9 (29/08/2022)
- Ra mắt mô hình “tổ phụ nữ dân vũ” (29/08/2022)
- Kỷ niệm 111 năm ngày sinh đại tướng võ nguyên giáp (25/8/11911 - 20/8/2022) (25/08/2022)
- Ra mắt mô hình “biến rác thải nhựa thành tiền hộ gia đình”... (24/08/2022)
- Trao học bổng nguyễn thị định cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (19/08/2022)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét