Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam ta và Bác Hồ sáng lập ngày 18/11/1930. Từ Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay đã trãi qua lịch sử vẻ vang 92 năm.
Lịch sử hình thành Mặt trận qua các thời kỳ cũng là lịch sử tập hợp ngày một rộng lớn sức mạnh dân tộc và sự trưởng thành từng bước của Đảng ta và Cách mạng Việt Nam. Kế tục truyền thống của Hội phản đế đồng minh trong cao trào Cách mạng (1930 - 1936) mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ tỉnh; Mặt trận Dân chủ Đông dương với Cao trào dân chủ (1936 - 1939) rộng mở trong cả nước chống Phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình và cao trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945) đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức, tập hợp lực lượng đấu tranh theo đường lối của giai cấp công nhân cách mạng. Từ Hội Phản đế đồng minh (1930) đến Phản đế liên minh (1935), Mặt trận dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế (1940) và Mặt trận Việt Minh (1941), những tên gọi và những nhiệm vụ từng thời kỳ có thay đổi nhưng mục tiêu cơ bản vẫn là tập hợp đông đảo quần chúng cách mạng, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật, góp phần rất quan trọng và to lớn cho sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công. Thực dân Pháp núp dưới bóng quân Đồng Minh để tiếp tục xâm lược nước ta. Để bảo vệ chính quyền cách mạng làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù và tay sai. Đảng ta chuyển vào hoạt động bí mật. Từ đó vai trò của Việt Minh trong đời sống chính trị của đất nước ngày càng được đề cao. Nhờ những hoạt động có hiệu quả của Việt Minh, khối đại đoàn kết toàn dân thực sự trở thành hậu thuẫn vững chắc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ được chính quyền, chủ động chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất, năm 1946 Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập, đây là bước phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt ngày càng sát cánh bên nhau, đẩy mạnh mọi hoạt động, xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng nhằm mục tiêu chung là kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc.
Năm 1951 thống nhất hai tổ chức này thành Mặt trận Liên Việt, đã động viên toàn dân tộc đẩy mạnh kháng chiến làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa đến ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận chủ quyền, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Sau Hiệp định Giơnevơ, đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam lúc này là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam, song nhiệm vụ cách mạng của cả hai miền là đều có mục tiêu chung là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ở miền Nam có Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Liên minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam. Các tổ chức này đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang là tăng cường đoàn kết toàn dân ở cả 2 miền Nam - Bắc dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đánh thắng đế quốc Mỹ, hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
Sau khi thống nhất đất nước, từ ngày 31/01 đến ngày 04/02/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức đã thống nhất 3 tổ chức Mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam lại, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là Đại hội lịch sử, biểu dương sức mạnh to lớn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh dấu bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trong giai đoạn Cách mạng mới.
Từ khi thống nhất đất nước đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã qua 08 lần Đại hội cấp toàn quốc, cụ thể như:
1. Đại hội lần thứ I: Thời gian từ ngày 31/1 đến 4/2/1977, tổ chức tại Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch danh dự Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, Tổng Thư ký Nguyễn Văn Tiến.
2. Đại hội lần thứ II: Thời gian từ ngày 12 đến 14/5/1983; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội; Chủ tịch danh dự Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát; Tổng Thư ký Nguyễn Văn Tiến.
3. Đại hội lần thứ III: Thời gian từ ngày 02 đến 4/11/1988; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch danh dự Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phạm Văn Kiết.
4. Đại hội lần thứ IV: Thời gian từ ngày 17 đến 19/8/1994; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch danh dự Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Lê Quang Đạo, Tổng Thư ký Trần Văn Đăng.
5. Đại hội lần thứ V: Thời gian từ ngày 26 đến 28/8/1999; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt; Tổng Thư ký Trần Văn Đăng.
6. Đại hội lần thứ VI: Thời gian từ ngày 21 đến 23/9/2004; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt (đến 01/2008), Huỳnh Đảm (từ 01/2008), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Huỳnh Đảm (đến 01/2008), Vũ Trọng Kim (từ 01/2008).
7. Đại hội lần thứ VII: Thời gian từ ngày 28 đến 30/9/2009, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Chủ tịch Huỳnh Đảm, Nguyễn Thiện Nhân từ ngày 05/9/2013, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Vũ Trọng Kim.
8. Đại hội lần thứ VIII: Thời gian từ ngày 25 đến 27/9/2014; tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim (đến 4/2016), Trần Thanh Mẫn (từ 04/2016).
Qua các lần Đại hội tên gọi các chương trình hành động tuy có khác nhau, mỗi kỳ Đại hội quyết định thực hiện một số cuộc vận động khác nhau, nhưng nội dung và mục tiêu cơ bản, trọng tâm và xuyên suốt được xác định vẫn là vấn đề xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó tiếp tục khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong tập hợp đông đảo quần chúng trong mỗi thời kỳ cách mạng của đất nước. Và trách nhiệm to lớn và vinh quang là xây dựng và phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam không gì khác hơn là thuộc về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quá trình lịch sử đã khẳng định: Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là vũ khí chính trị không thể thiếu được để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, xậy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mặt trận dân tộc thống nhất đã góp phần xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Trong suốt quá trình ấy, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã không ngừng được củng cố và mở rộng, đã có những cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
Lịch sử hình thành Mặt trận qua các thời kỳ cũng là lịch sử tập hợp ngày một rộng lớn sức mạnh dân tộc và sự trưởng thành từng bước của Đảng ta và Cách mạng Việt Nam. Kế tục truyền thống của Hội phản đế đồng minh trong cao trào Cách mạng (1930 - 1936) mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ tỉnh; Mặt trận Dân chủ Đông dương với Cao trào dân chủ (1936 - 1939) rộng mở trong cả nước chống Phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình và cao trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945) đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức, tập hợp lực lượng đấu tranh theo đường lối của giai cấp công nhân cách mạng. Từ Hội Phản đế đồng minh (1930) đến Phản đế liên minh (1935), Mặt trận dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế (1940) và Mặt trận Việt Minh (1941), những tên gọi và những nhiệm vụ từng thời kỳ có thay đổi nhưng mục tiêu cơ bản vẫn là tập hợp đông đảo quần chúng cách mạng, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật, góp phần rất quan trọng và to lớn cho sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công. Thực dân Pháp núp dưới bóng quân Đồng Minh để tiếp tục xâm lược nước ta. Để bảo vệ chính quyền cách mạng làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù và tay sai. Đảng ta chuyển vào hoạt động bí mật. Từ đó vai trò của Việt Minh trong đời sống chính trị của đất nước ngày càng được đề cao. Nhờ những hoạt động có hiệu quả của Việt Minh, khối đại đoàn kết toàn dân thực sự trở thành hậu thuẫn vững chắc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ được chính quyền, chủ động chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất, năm 1946 Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập, đây là bước phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt ngày càng sát cánh bên nhau, đẩy mạnh mọi hoạt động, xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng nhằm mục tiêu chung là kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc.
Năm 1951 thống nhất hai tổ chức này thành Mặt trận Liên Việt, đã động viên toàn dân tộc đẩy mạnh kháng chiến làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa đến ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận chủ quyền, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Sau Hiệp định Giơnevơ, đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam lúc này là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam, song nhiệm vụ cách mạng của cả hai miền là đều có mục tiêu chung là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ở miền Nam có Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Liên minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam. Các tổ chức này đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang là tăng cường đoàn kết toàn dân ở cả 2 miền Nam - Bắc dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đánh thắng đế quốc Mỹ, hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
Sau khi thống nhất đất nước, từ ngày 31/01 đến ngày 04/02/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức đã thống nhất 3 tổ chức Mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam lại, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là Đại hội lịch sử, biểu dương sức mạnh to lớn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh dấu bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trong giai đoạn Cách mạng mới.
Từ khi thống nhất đất nước đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã qua 08 lần Đại hội cấp toàn quốc, cụ thể như:
1. Đại hội lần thứ I: Thời gian từ ngày 31/1 đến 4/2/1977, tổ chức tại Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch danh dự Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, Tổng Thư ký Nguyễn Văn Tiến.
2. Đại hội lần thứ II: Thời gian từ ngày 12 đến 14/5/1983; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội; Chủ tịch danh dự Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát; Tổng Thư ký Nguyễn Văn Tiến.
3. Đại hội lần thứ III: Thời gian từ ngày 02 đến 4/11/1988; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch danh dự Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phạm Văn Kiết.
4. Đại hội lần thứ IV: Thời gian từ ngày 17 đến 19/8/1994; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch danh dự Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Lê Quang Đạo, Tổng Thư ký Trần Văn Đăng.
5. Đại hội lần thứ V: Thời gian từ ngày 26 đến 28/8/1999; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt; Tổng Thư ký Trần Văn Đăng.
6. Đại hội lần thứ VI: Thời gian từ ngày 21 đến 23/9/2004; tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt (đến 01/2008), Huỳnh Đảm (từ 01/2008), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Huỳnh Đảm (đến 01/2008), Vũ Trọng Kim (từ 01/2008).
7. Đại hội lần thứ VII: Thời gian từ ngày 28 đến 30/9/2009, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Chủ tịch Huỳnh Đảm, Nguyễn Thiện Nhân từ ngày 05/9/2013, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Vũ Trọng Kim.
8. Đại hội lần thứ VIII: Thời gian từ ngày 25 đến 27/9/2014; tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim (đến 4/2016), Trần Thanh Mẫn (từ 04/2016).
Qua các lần Đại hội tên gọi các chương trình hành động tuy có khác nhau, mỗi kỳ Đại hội quyết định thực hiện một số cuộc vận động khác nhau, nhưng nội dung và mục tiêu cơ bản, trọng tâm và xuyên suốt được xác định vẫn là vấn đề xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó tiếp tục khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong tập hợp đông đảo quần chúng trong mỗi thời kỳ cách mạng của đất nước. Và trách nhiệm to lớn và vinh quang là xây dựng và phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam không gì khác hơn là thuộc về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quá trình lịch sử đã khẳng định: Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là vũ khí chính trị không thể thiếu được để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, xậy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mặt trận dân tộc thống nhất đã góp phần xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Trong suốt quá trình ấy, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã không ngừng được củng cố và mở rộng, đã có những cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
Thông tin khác
- Điều động cán bộ lãnh đạo (12/03/2021)
- Triển khai công tác tổ chức đại hội thể dục thể thao phường 2 lần thứ ix năm 2021 (10/03/2021)
- Đoàn thanh niên phường 2 tham gia lễ ra quân “tháng thanh niên năm 2021” (10/03/2021)
- Phường 2 họp mặt kỷ niệm 111 năm ngày quốc tế phụ nữ 08/3 (10/03/2021)
- Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác (10/03/2021)
- Phường 2 tham gia công tác tuyển quân năm 2021 (04/03/2021)
- Cán bộ, công chức phụ nữ phường 2 hưởng ứng sự kiện “tuần lễ áo dài” (04/03/2021)
- Ban chấp hành đoàn phường 2 triển khai công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021 (04/03/2021)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét