Lịch sử và ý nghĩa Đại lễ Phật đản
Lịch sử và ý nghĩa Đại lễ Phật đản
------------------------
------------------------
Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật lúc nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.
“Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phan Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". hoặc Nhất thiết nghĩa thành,Thành tựu chúng sinh. Thích ca dịch nghĩa là năng nhân, Mâu Ni dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt”. [Phật học Phổ Thông.HT Thích Thiện Hoa]
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền ( còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1 tháng 5, trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2 tức ngày 31 tháng 5. Vì thế cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau như đã nêu trên, nên năm Phật lịch các nước này có thể cách nhau một năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/ 5 đến 8/ 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc, những hoạt động kỷ niệm được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, thời gian tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Hưởng ứng chủ trương của Liên Hợp quốc, từ năm 2.000, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm nào cũng cử đoàn đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak quốc tế được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc hoặc ở các nước có Phật giáo đăng cai.
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,…Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
Tại một số nước châu Á, vào ngày Phật Đản, không để ai bị đói vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và ai cũng được mời ăn. Vào ngày Phật đản, các Phật tử không sát sinh. Ngày đó, tất cả những người theo đạo Phật đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loài...
Năm nay, ngoài việc cử hành các nghi lễ, hoạt động như mọi năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc. Thực hiện mỗi người tốt thì gia đình sẽ tốt, mỗi gia đình tốt cả xã hội sẽ tốt theo phương châm “ tốt đời đẹp đạo”.
“Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phan Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". hoặc Nhất thiết nghĩa thành,Thành tựu chúng sinh. Thích ca dịch nghĩa là năng nhân, Mâu Ni dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt”. [Phật học Phổ Thông.HT Thích Thiện Hoa]
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền ( còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1 tháng 5, trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2 tức ngày 31 tháng 5. Vì thế cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau như đã nêu trên, nên năm Phật lịch các nước này có thể cách nhau một năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/ 5 đến 8/ 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc, những hoạt động kỷ niệm được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, thời gian tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Hưởng ứng chủ trương của Liên Hợp quốc, từ năm 2.000, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm nào cũng cử đoàn đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak quốc tế được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc hoặc ở các nước có Phật giáo đăng cai.
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,…Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
Tại một số nước châu Á, vào ngày Phật Đản, không để ai bị đói vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và ai cũng được mời ăn. Vào ngày Phật đản, các Phật tử không sát sinh. Ngày đó, tất cả những người theo đạo Phật đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loài...
Năm nay, ngoài việc cử hành các nghi lễ, hoạt động như mọi năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc. Thực hiện mỗi người tốt thì gia đình sẽ tốt, mỗi gia đình tốt cả xã hội sẽ tốt theo phương châm “ tốt đời đẹp đạo”.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Thông báo về việc treo cờ tổ quốc và nghỉ lễ giỗ tổ hùng vương , ngày chiến thắng 30/4... (19/04/2024)
- Kỷ niệm ngày giổ tổ hùng vương (16/04/2024)
- Phường 2 tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu cho nam công dân năm 2024 (15/04/2024)
- Chiến thắng điện biên phủ - sức mạnh việt nam, tầm vóc thời đại (12/04/2024)
- Lễ phát động tháng hành động tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 (12/04/2024)
- Sáng ngời cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí phan văn khỏe (09/04/2024)
- Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ 02/4 (30/03/2024)
- Nguồn gốc ngày cá tháng tư (30/03/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét