Ngày Liên Hợp Quốc 24/10
Ngày Liên Hợp Quốc 24/10
-----------------------
-----------------------
Ngày Liên Hợp Quốc là một ngày kỷ niệm sự thành lập chính thức của Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 10 năm 1945. Năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 24 tháng 10 là ngày kỷ niệm Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Năm 1971, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết tiếp theo (Nghị quyết 2782 của Liên Hợp Quốc), tuyên bố Ngày Liên Hợp Quốc là ngày lễ quốc tế và đề nghị đưa nó trở thành ngày nghỉ lễ ở tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Sự ra đời của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được Trung quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia kí trước đó phê chuẩn. Tên gọi "Liên Hợp Quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc" vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít.
Chức năng và quyền hạn
- Xem xét và kiến nghị về các nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc liên quan đến giải trừ quân bị và các qui định về quân bị;
- Bàn bạc về các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế, trừ trường hợp tình hình hoặc tranh chấp hiện đang được thảo luận tại Hội đồng Bảo an, và đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề đó;
- Bàn bạc và khuyến nghị về các vấn đề theo qui định của Hiến chương có tác động đến chức năng, quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc;
- Nghiên cứu và khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác chính trị quốc tế, phát triển và pháp điển hoá luật pháp quốc tế; thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và y tế;
- Khuyến nghị các giải pháp hoà bình cho mọi tình huống có thể làm phương hại quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc;
- Nhận và xem xét các báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các cơ quan khác thuộc Liên Hợp Quốc;
- Xem xét, thông qua ngân sách Liên Hợp Quốc và phân bổ đóng góp của các nước thành viên;
- Bầu các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội, các thành viên được bầu vào Hội đồng Quản thác, cùng Hội đồng Bảo an bầu các thẩm phán Toà án quốc tế, và bầu Tổng thư kí Liên Hợp Quốc (nhiệm kì 5 năm) theo khuyến nghị của Hội đồng Bảo an.
Năm 1971, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết tiếp theo (Nghị quyết 2782 của Liên Hợp Quốc), tuyên bố Ngày Liên Hợp Quốc là ngày lễ quốc tế và đề nghị đưa nó trở thành ngày nghỉ lễ ở tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Sự ra đời của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được Trung quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia kí trước đó phê chuẩn. Tên gọi "Liên Hợp Quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc" vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít.
Chức năng và quyền hạn
- Xem xét và kiến nghị về các nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc liên quan đến giải trừ quân bị và các qui định về quân bị;
- Bàn bạc về các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế, trừ trường hợp tình hình hoặc tranh chấp hiện đang được thảo luận tại Hội đồng Bảo an, và đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề đó;
- Bàn bạc và khuyến nghị về các vấn đề theo qui định của Hiến chương có tác động đến chức năng, quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc;
- Nghiên cứu và khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác chính trị quốc tế, phát triển và pháp điển hoá luật pháp quốc tế; thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và y tế;
- Khuyến nghị các giải pháp hoà bình cho mọi tình huống có thể làm phương hại quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc;
- Nhận và xem xét các báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các cơ quan khác thuộc Liên Hợp Quốc;
- Xem xét, thông qua ngân sách Liên Hợp Quốc và phân bổ đóng góp của các nước thành viên;
- Bầu các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội, các thành viên được bầu vào Hội đồng Quản thác, cùng Hội đồng Bảo an bầu các thẩm phán Toà án quốc tế, và bầu Tổng thư kí Liên Hợp Quốc (nhiệm kì 5 năm) theo khuyến nghị của Hội đồng Bảo an.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” năm học 2024-2025 (22/08/2024)
- Hội khuyến học phường 2 trao tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường (20/08/2024)
- Thông báo nộp giấy xác nhận học sinh, sinh viên (20/08/2024)
- Đại biểu hđnd thành phố và phường 2 tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8 (17/08/2024)
- Lịch hoạt động lễ hội độc lập thành phố sa đéc lần thứ iii năm 2024 (14/08/2024)
- Tuyển dụng thực tập sinh đi làm việc tại nhật bản 8/2024 (09/08/2024)
- Đảng bộ phường 2 tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm (06/08/2024)
- Mô hình “trao tiền mai táng phí tại nhà” (02/08/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét