Ngày Môi trường thế giới 05/6/2021: Phục hồi hệ sinh thái
Ngày Môi trường thế giới (05/6) do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 đến nay và đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2021, với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration) được Liên hợp quốc phát động cho một Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên mọi lục địa và đại dương, giúp xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt.
Tại Việt Nam, nhằm tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả của Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2021. Đồng thời là xây dựng kế hoạch tiến tới một Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; thành lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên; thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững; áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng.
Thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái hồ, sông suối, hệ sinh thái biển và ven biển. Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo tồn hiệu quả các loài và nguồn gen, đặc biệt là áp dụng các giải pháp dựa và thiên nhiên để giảm nhẹ tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội tới các hệ sinh thái, thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan; Quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo Chỉ thị số 42/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp, mỗi người trong chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chung tay cùng với các cấp chính quyền bảo vệ cảnh quan môi trường sống, góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển hệ sinh thái, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.
Tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan; Quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo Chỉ thị số 42/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp, mỗi người trong chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chung tay cùng với các cấp chính quyền bảo vệ cảnh quan môi trường sống, góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển hệ sinh thái, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.
Thông tin khác
- Tại sao đau mắt đỏ nên đeo kính? cách chọn kính râm cho người đau mắt đỏ (14/09/2023)
- Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16-9 (14/09/2023)
- Bàn giao nhà chữ thập đỏ (13/09/2023)
- Đoàn viên đặng thị duyên tấm gương đoàn viên tiêu biểu (11/09/2023)
- 7 loại cây cảnh không nên trang trí trong nhà, đặc biệt là nhà có con nhỏ (11/09/2023)
- Ngày quốc tế vì dân chủ 15/9 (11/09/2023)
- Ngày liên hợp quốc về hợp tác nam-nam 12/9 (08/09/2023)
- 110 năm ngày sinh thiếu tướng, giáo sư, viện sĩ trần đại nghĩa (13/9/1913-13/9/2023) (08/09/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét