Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 23/11
Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 23/11
-----------------------
-----------------------
Ngày 14-4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh tuyên dương “Đội quân khởi nghĩa Nam bộ đã nổi lên chiến đấu oanh liệt với địch”, biểu dương “ý chí quật cường của dân tộc” và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất, là huân chương cao quý nhất lúc bấy giờ.
Tháng 9-1940, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, thực dân Pháp không những không bảo hộ được dân ta như họ vẫn tuyên truyền mà còn cấu kết với phát xít Nhật để đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ bảy (khóa I) từ ngày 6 đến 8-11-1939 tại Bà Ðiểm (Hóc Môn, Gia Ðịnh) nhận định: Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật, cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ. Do vậy, phải đoàn kết thực hiện bằng được nhiệm vụ chính cốt là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc và các cá nhân yêu nước.
Tháng 3-1940, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư thảo ra Đề cương chuẩn bị bạo động. Ðến giữa tháng 11-1940, trước tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 21-11-1940, Thường vụ Xứ ủy ra thông báo cho các cấp bộ Đảng nhất loạt phát động nhân dân nổi dậy vào lúc 24 giờ ngày 22-11-1940. Thời điểm hành động nhất loạt ở các tỉnh Nam Kỳ là lúc 0 giờ ngày 22, rạng sáng 23-11-1940.
Hội nghị Trung ương Ðảng họp tại Ðình Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 6 đến 9-11-1940 nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam Kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương phái đồng chí Phan Đăng Lưu trở về truyền đạt quyết định của Trung ương cho Xứ ủy Nam Kỳ. Nhưng khi đồng chí Phan Ðăng Lưu về tới Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã ban hành tới các địa phương, không thể thu hồi; một số cán bộ chủ chốt của Xứ ủy đã bị địch bắt, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch.
Ở hầu khắp các tỉnh, thành Nam bộ như: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Bến Tre, Sa Đéc, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu đều có kế hoạch khởi nghĩa, trong đó có 56/75 quận, 50% số làng. Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần quyết liệt, mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long...
Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bót, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường... Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập. Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình. Các đối tượng phản cách mạng bị xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo. Cũng từ cuộc khởi nghĩa này, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện và sau đó đã được quyết nghị là Quốc kỳ của Việt Nam.
Khởi nghĩa Nam Kỳ là cơ sở thực tiễn để Đảng ta hoàn thiện con đường chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Ðô Lương, Đảng đã có những bước đi cẩn trọng, chu đáo trong đánh giá, xác định thời cơ, chuẩn bị lực lượng... đi tới giải phóng toàn dân tộc.
Thực dân Pháp đã khủng bố khốc liệt, càn quét các vùng khởi nghĩa, tiêu diệt chính quyền cách mạng, cho máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Tính từ ngày 22-11 đến 31-12-1940, thực dân Pháp gây ra hơn 5 ngàn vụ bắt bớ; hàng ngàn người bị xử tử, tù đày, tra tấn vô cùng tàn bạo. Tháng 12-1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui cuộc khởi nghĩa để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng Căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười.
Sau khi khởi nghĩa thất bại, thực dân Pháp đã nhân cơ hội này xử bắn nhiều đồng chí cán bộ kiên trung của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Ðăng Lưu...
Đánh giá về khởi nghĩa Nam Kỳ, GS Trần Văn Giàu đã viết: “Một trong những nguyên nhân thành công của Nam bộ ngày 24, 25 tháng Tám năm 1945, bắt nguồn từ kinh nghiệm thất bại của Nam Kỳ khởi nghĩa tháng 11-1940. Người đi trước lấy thân mình lót đường cho người tới sau là thế. Thất bại - mẹ thành công là thế”.
Kể từ khi thực dân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam (lục tỉnh Nam Kỳ) vào năm 1867, thì khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất. Khởi nghĩa Nam Kỳ như tiếng súng báo hiệu cho khởi nghĩa toàn quốc, là cuộc tập dượt đấu tranh bằng sử dụng bạo lực. Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, nhiều cán bộ của Đảng được rèn luyện, thử thách. Sau khởi nghĩa, một đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng của Ðảng, gương mẫu chiến đấu hy sinh vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân đã trưởng thành và đảm đương những trọng trách mà Đảng ta giao phó về sau. Từ đây, có hàng vạn quần chúng nhân dân yêu nước được thử thách trong đấu tranh, tiếp tục đi theo Ðảng thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ mang tính chất một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tính nhân dân rộng rãi và sâu sắc. Đó là minh chứng sinh động cho chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Ðảng với phương pháp đấu tranh vũ lực là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo.
Tháng 9-1940, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, thực dân Pháp không những không bảo hộ được dân ta như họ vẫn tuyên truyền mà còn cấu kết với phát xít Nhật để đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ bảy (khóa I) từ ngày 6 đến 8-11-1939 tại Bà Ðiểm (Hóc Môn, Gia Ðịnh) nhận định: Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật, cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ. Do vậy, phải đoàn kết thực hiện bằng được nhiệm vụ chính cốt là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc và các cá nhân yêu nước.
Tháng 3-1940, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư thảo ra Đề cương chuẩn bị bạo động. Ðến giữa tháng 11-1940, trước tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 21-11-1940, Thường vụ Xứ ủy ra thông báo cho các cấp bộ Đảng nhất loạt phát động nhân dân nổi dậy vào lúc 24 giờ ngày 22-11-1940. Thời điểm hành động nhất loạt ở các tỉnh Nam Kỳ là lúc 0 giờ ngày 22, rạng sáng 23-11-1940.
Hội nghị Trung ương Ðảng họp tại Ðình Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 6 đến 9-11-1940 nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam Kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương phái đồng chí Phan Đăng Lưu trở về truyền đạt quyết định của Trung ương cho Xứ ủy Nam Kỳ. Nhưng khi đồng chí Phan Ðăng Lưu về tới Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã ban hành tới các địa phương, không thể thu hồi; một số cán bộ chủ chốt của Xứ ủy đã bị địch bắt, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch.
Ở hầu khắp các tỉnh, thành Nam bộ như: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Bến Tre, Sa Đéc, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu đều có kế hoạch khởi nghĩa, trong đó có 56/75 quận, 50% số làng. Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần quyết liệt, mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long...
Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bót, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường... Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập. Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình. Các đối tượng phản cách mạng bị xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo. Cũng từ cuộc khởi nghĩa này, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện và sau đó đã được quyết nghị là Quốc kỳ của Việt Nam.
Khởi nghĩa Nam Kỳ là cơ sở thực tiễn để Đảng ta hoàn thiện con đường chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Ðô Lương, Đảng đã có những bước đi cẩn trọng, chu đáo trong đánh giá, xác định thời cơ, chuẩn bị lực lượng... đi tới giải phóng toàn dân tộc.
Thực dân Pháp đã khủng bố khốc liệt, càn quét các vùng khởi nghĩa, tiêu diệt chính quyền cách mạng, cho máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Tính từ ngày 22-11 đến 31-12-1940, thực dân Pháp gây ra hơn 5 ngàn vụ bắt bớ; hàng ngàn người bị xử tử, tù đày, tra tấn vô cùng tàn bạo. Tháng 12-1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui cuộc khởi nghĩa để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng Căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười.
Sau khi khởi nghĩa thất bại, thực dân Pháp đã nhân cơ hội này xử bắn nhiều đồng chí cán bộ kiên trung của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Ðăng Lưu...
Đánh giá về khởi nghĩa Nam Kỳ, GS Trần Văn Giàu đã viết: “Một trong những nguyên nhân thành công của Nam bộ ngày 24, 25 tháng Tám năm 1945, bắt nguồn từ kinh nghiệm thất bại của Nam Kỳ khởi nghĩa tháng 11-1940. Người đi trước lấy thân mình lót đường cho người tới sau là thế. Thất bại - mẹ thành công là thế”.
Kể từ khi thực dân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam (lục tỉnh Nam Kỳ) vào năm 1867, thì khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất. Khởi nghĩa Nam Kỳ như tiếng súng báo hiệu cho khởi nghĩa toàn quốc, là cuộc tập dượt đấu tranh bằng sử dụng bạo lực. Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, nhiều cán bộ của Đảng được rèn luyện, thử thách. Sau khởi nghĩa, một đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng của Ðảng, gương mẫu chiến đấu hy sinh vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân đã trưởng thành và đảm đương những trọng trách mà Đảng ta giao phó về sau. Từ đây, có hàng vạn quần chúng nhân dân yêu nước được thử thách trong đấu tranh, tiếp tục đi theo Ðảng thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ mang tính chất một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tính nhân dân rộng rãi và sâu sắc. Đó là minh chứng sinh động cho chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Ðảng với phương pháp đấu tranh vũ lực là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn theo Báo Mới
Nguồn theo Báo Mới
Thông tin khác
- Vườn hoa công sở (27/11/2023)
- Rằm tháng 10 là gì? (24/11/2023)
- Phát quà cho hộ nghèo... (24/11/2023)
- Phó bí thư thường trực tỉnh ủy phan văn thắng tiếp xúc cử tri tp sa đéc (23/11/2023)
- Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 (23/11/2023)
- Black friday là ngày gì? (23/11/2023)
- Buổi tuyên truyền phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho phụ nữ cộng đồng năm 2023 (21/11/2023)
- Lễ giỗ lần thứ 94 cụ phó bảng nguyễn sinh sắc sẽ được tổ chức từ ngày 7 đến ngày... (21/11/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét