Ngày quốc tế tưởng nhớ và tri ân các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố
Ngày quốc tế tưởng nhớ và tri ân các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố
-----------------------
-----------------------
Theo Liên hợp quốc, hầu hết các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố là những người dân vô tội có mặt ở sai chỗ và sai thời điểm, bị những kẻ tấn công nhắm tới. Cuộc sống của người sống sót sau khủng bố hoặc người thân của họ bị hủy hoại theo cách không thể sửa chữa được. Nhiều người còn sống thậm chí phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục hoặc phải làm quen với những mất mát và nhiều người vẫn chịu sang chấn thần kinh dai dẳng.
Viljar chia sẻ anh đã bị thương nặng trong vụ tấn công năm 2011. Quá trình phục hồi vết thương bên ngoài dù cũng là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, nhưng những đấu tranh nội tâm để hàn gắn vết thương lòng mới thực sự là thách thức. Vì vậy, anh luôn mang theo tấm ảnh chụp chung với các bạn để nhắc nhớ về một thời thanh niên sôi nổi, tích cực mà họ đã ở bên nhau, quyết tâm duy trì tinh thần đó và nhắc nhở mình rằng thế giới luôn đầy ắp những cơ hội mới.
Tương tự, Talib cũng bị thương và sang chấn tâm lý sau vụ tấn công tháng 9/2004. Anh chọn mang theo cuốn tạp chí ghi lại hình ảnh vụ tấn công để có thể kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho những người xung quanh, để nhắc nhớ rằng anh phải lên tiếng và cần được lắng nghe.
Còn với Ashraf Al-Khaled, chuỗi tràng hạt nhắc nhở anh về người cha đã khuất, để anh luôn ghi nhớ rằng cần phải kể câu chuyện của mình như một cách tiếp thêm niềm tin giúp đỡ và chữa lành cho những người xung quanh.
Với Palthe, tấm vé tàu năm 2008 là biểu tượng đánh dấu ngày mà cô cuối cùng cũng có đủ can đảm để bước chân lên tàu điện lần nữa, và ý nghĩa hơn là để bước tiếp, để kết nối với cộng đồng những nạn nhân của vụ việc.
Một phán quyết mới đây của tòa án Tây Ban Nha nêu rõ vẫn còn hơn 350 người phải vật lộn với những vết thương thể chất và tinh thần 5 năm sau các vụ tấn công tháng 8/2017 ở Catalonia, khiến 16 người thiệt mạng, 120 người khác bị thương.
Tại Mỹ, hơn 20 năm sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa Tháp đôi tại New York, hàng nghìn người vẫn chưa hết ám ảnh, thậm chí vẫn phải điều trị rối loạn tâm lý sau sang chấn.
Một châu Âu bình yên cũng không ít lần chấn động vì tấn công khủng bố trong thập niên qua với các đài tưởng niệm các nạn nhân được dựng lên ở nhiều thành phố lớn tại Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ hay Na Uy để “ký ức” được lên tiếng về những đau thương từng xảy ra ở Utoya, Charlie Hebdo, Brussels, Berlin hay Manchester…
Bên cạnh những thiệt hại về người và của là những thiệt hại không thể đong đếm về tinh thần, những vết sẹo sâu trong ký ức của cả một thế hệ. Cũng trong lúc đó, các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố tiếp tục trải qua những cảm giác lo âu và bất an khi ngày ngày, thông tin về các cuộc xung đột, tấn công bạo lực và các hành vi khủng bố vẫn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và có lẽ làm gia tăng thêm những sang chấn còn chưa chấm dứt.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế tưởng nhớ và tri ân các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi đảm bảo rằng các nạn nhân và những người sống sót trong các vụ khủng bố luôn được lắng nghe và không bao giờ bị lãng quên.
Các nước trên thế giới cùng nỗ lực để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố trong tương lai, cùng cam kết hỗ trợ những người sống sót sau các hành động khủng bố tàn ác bằng cách khiến tiếng nói của họ có trọng lượng hơn, bảo vệ quyền lợi của họ và tìm kiếm công lý cũng như vận động các quốc gia thành viên hỗ trợ về pháp lý, y tế, tâm lý xã hội hoặc tài chính để họ chữa lành vết thương và được tôn trọng trong cuộc sống.
Viljar chia sẻ anh đã bị thương nặng trong vụ tấn công năm 2011. Quá trình phục hồi vết thương bên ngoài dù cũng là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, nhưng những đấu tranh nội tâm để hàn gắn vết thương lòng mới thực sự là thách thức. Vì vậy, anh luôn mang theo tấm ảnh chụp chung với các bạn để nhắc nhớ về một thời thanh niên sôi nổi, tích cực mà họ đã ở bên nhau, quyết tâm duy trì tinh thần đó và nhắc nhở mình rằng thế giới luôn đầy ắp những cơ hội mới.
Tương tự, Talib cũng bị thương và sang chấn tâm lý sau vụ tấn công tháng 9/2004. Anh chọn mang theo cuốn tạp chí ghi lại hình ảnh vụ tấn công để có thể kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho những người xung quanh, để nhắc nhớ rằng anh phải lên tiếng và cần được lắng nghe.
Còn với Ashraf Al-Khaled, chuỗi tràng hạt nhắc nhở anh về người cha đã khuất, để anh luôn ghi nhớ rằng cần phải kể câu chuyện của mình như một cách tiếp thêm niềm tin giúp đỡ và chữa lành cho những người xung quanh.
Với Palthe, tấm vé tàu năm 2008 là biểu tượng đánh dấu ngày mà cô cuối cùng cũng có đủ can đảm để bước chân lên tàu điện lần nữa, và ý nghĩa hơn là để bước tiếp, để kết nối với cộng đồng những nạn nhân của vụ việc.
Một phán quyết mới đây của tòa án Tây Ban Nha nêu rõ vẫn còn hơn 350 người phải vật lộn với những vết thương thể chất và tinh thần 5 năm sau các vụ tấn công tháng 8/2017 ở Catalonia, khiến 16 người thiệt mạng, 120 người khác bị thương.
Tại Mỹ, hơn 20 năm sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa Tháp đôi tại New York, hàng nghìn người vẫn chưa hết ám ảnh, thậm chí vẫn phải điều trị rối loạn tâm lý sau sang chấn.
Một châu Âu bình yên cũng không ít lần chấn động vì tấn công khủng bố trong thập niên qua với các đài tưởng niệm các nạn nhân được dựng lên ở nhiều thành phố lớn tại Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ hay Na Uy để “ký ức” được lên tiếng về những đau thương từng xảy ra ở Utoya, Charlie Hebdo, Brussels, Berlin hay Manchester…
Bên cạnh những thiệt hại về người và của là những thiệt hại không thể đong đếm về tinh thần, những vết sẹo sâu trong ký ức của cả một thế hệ. Cũng trong lúc đó, các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố tiếp tục trải qua những cảm giác lo âu và bất an khi ngày ngày, thông tin về các cuộc xung đột, tấn công bạo lực và các hành vi khủng bố vẫn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và có lẽ làm gia tăng thêm những sang chấn còn chưa chấm dứt.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế tưởng nhớ và tri ân các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi đảm bảo rằng các nạn nhân và những người sống sót trong các vụ khủng bố luôn được lắng nghe và không bao giờ bị lãng quên.
Các nước trên thế giới cùng nỗ lực để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố trong tương lai, cùng cam kết hỗ trợ những người sống sót sau các hành động khủng bố tàn ác bằng cách khiến tiếng nói của họ có trọng lượng hơn, bảo vệ quyền lợi của họ và tìm kiếm công lý cũng như vận động các quốc gia thành viên hỗ trợ về pháp lý, y tế, tâm lý xã hội hoặc tài chính để họ chữa lành vết thương và được tôn trọng trong cuộc sống.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Điều động cán bộ (20/11/2023)
- Nguy cơ đe dọa sức khỏe khi ăn thịt bò sal rao bán trên mạng xã hội (17/11/2023)
- Ngày thiếu nhi thế giới 20/11 (17/11/2023)
- Ý nghĩa, lịch sử ngày nhà giáo việt nam 20/11 (17/11/2023)
- Ngày quốc tế đàn ông 19/11 (17/11/2023)
- Ý nghĩa lịch sử ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 (17/11/2023)
- Ngày quốc tế khoan dung 16/11 (16/11/2023)
- Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 (16/11/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét