Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7
-----------------
-----------------
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam ra đời vào ngày 28/7/1929 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam. Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập nhằm mục đích xây dựng lực lượng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Công đoàn Việt Nam, sơ khai là Công hội Ba Son và tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929 tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội. Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn của mình, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí nguyện vọng của đông đảo công nhân, viên chức, lao động và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với ý nghĩa trên, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V (tháng 11 năm 1983) đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 28 tháng 07 năm 1929 - ngày họp Hội nghị lần thứ nhất của Công hội đỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
94 năm qua là chặng đường lịch sử vẻ vang của Công đoàn Việt Nam. Để phù hợp hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng, Công đoàn Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Công hội đỏ (1929 - 1935), Nghiệp đoàn ái hữu (1936 - 1939), Hội công nhân phản đế (1939 - 1941), Hội công nhân cứu quốc (1941- 1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946- 1961), Tổng Công đoàn Việt Nam (1961- 1988) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Dù mang tên gọi khác nhau nhưng 94 năm qua, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam, sơ khai là Công hội Ba Son và tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929 tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội. Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn của mình, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí nguyện vọng của đông đảo công nhân, viên chức, lao động và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với ý nghĩa trên, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V (tháng 11 năm 1983) đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 28 tháng 07 năm 1929 - ngày họp Hội nghị lần thứ nhất của Công hội đỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
94 năm qua là chặng đường lịch sử vẻ vang của Công đoàn Việt Nam. Để phù hợp hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng, Công đoàn Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Công hội đỏ (1929 - 1935), Nghiệp đoàn ái hữu (1936 - 1939), Hội công nhân phản đế (1939 - 1941), Hội công nhân cứu quốc (1941- 1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946- 1961), Tổng Công đoàn Việt Nam (1961- 1988) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Dù mang tên gọi khác nhau nhưng 94 năm qua, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Kỷ niệm 100 năm ngày sinh trung tướng đồng sỹ nguyên (01/03/2023)
- Ngày thế giới bảo vệ động vật hoang dã 03/3 (01/03/2023)
- Ngày truyền thống bộ đội biên phòng 03/3 (01/03/2023)
- Ngày không phân biệt đối xử 01/3 (28/02/2023)
- Cúm a/h5n1: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa (27/02/2023)
- Ra quân bảo vệ môi trường và trồng cây xanh (27/02/2023)
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày thầy thuốc việt nam 27/02 (24/02/2023)
- Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật đất đai (sửa đổi) (22/02/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét