Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4-10): Nguồn gốc và ý nghĩa
Công tác phòng cháy, chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội.
Nguồn gốc ra đời
Ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Đây là một trong những pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy. Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 4-10-2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4-10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.
Năm 2013, sau 12 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 40/2013/QH13 ngày 22-11-2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Ý nghĩa ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy
Toàn dân phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân có sự lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng. Đó cũng chính là ý nghĩa ngày phòng cháy, chữa cháy 4-10.
Xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy là một biện pháp thường xuyên và lâu dài, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy. Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ tổ chức vận động quần chúng.
Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của cháy, nổ của từng địa bàn, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cũng như trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân ở mỗi khu vực để có hình thức, biện pháp tổ chức vận động sao cho phù hợp.
Tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy
Công tác phòng cháy, chữa cháy là một việc làm hết sức quan trọng, bởi phòng cháy, chữa cháy giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người và tài sản. Hỏa hoạn, cháy nổ trong đời sống hàng ngày có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính vì vậy nếu không có những biện pháp kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản, không những vậy còn có thể ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân trong phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, cần trang bị những kiến thức cơ bản khi có cháy nổ, hỏa hoạn.
Để giảm thiểu những vụ cháy nổ xảy ra tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hay các hộ gia đình cần trang bị những thiết bị giúp phòng cháy, chữa cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống chữa cháy, còi báo cháy, kiểm tra hệ thống điện, ổ cắm điện…
Công tác phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra, phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân và cộng đồng. Ngoài ra, công tác phòng cháy, chữa cháy còn giúp ngăn chặn những người có ý đồ xấu, lợi dụng cháy nổ làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nếu bạn phát hiện ra những trường hợp đó, hãy báo ngay cho cơ quan cảnh sát để kịp thời xử lý.
Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bởi an toàn phòng cháy, chữa cháy liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cùng với lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, mỗi người dân, mỗi chính quyền địa phương, mỗi cơ quan, đoàn thể cần tích cực tham gia phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Có như vậy, công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy mới đạt được hiệu quả; tai nạn cháy, nổ mới từng bước được đẩy lùi.
Nguồn gốc ra đời
Ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Đây là một trong những pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy. Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 4-10-2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4-10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.
Năm 2013, sau 12 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 40/2013/QH13 ngày 22-11-2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Ý nghĩa ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy
Toàn dân phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân có sự lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng. Đó cũng chính là ý nghĩa ngày phòng cháy, chữa cháy 4-10.
Xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy là một biện pháp thường xuyên và lâu dài, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy. Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ tổ chức vận động quần chúng.
Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của cháy, nổ của từng địa bàn, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cũng như trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân ở mỗi khu vực để có hình thức, biện pháp tổ chức vận động sao cho phù hợp.
Tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy
Công tác phòng cháy, chữa cháy là một việc làm hết sức quan trọng, bởi phòng cháy, chữa cháy giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người và tài sản. Hỏa hoạn, cháy nổ trong đời sống hàng ngày có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính vì vậy nếu không có những biện pháp kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản, không những vậy còn có thể ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân trong phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, cần trang bị những kiến thức cơ bản khi có cháy nổ, hỏa hoạn.
Để giảm thiểu những vụ cháy nổ xảy ra tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hay các hộ gia đình cần trang bị những thiết bị giúp phòng cháy, chữa cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống chữa cháy, còi báo cháy, kiểm tra hệ thống điện, ổ cắm điện…
Công tác phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra, phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân và cộng đồng. Ngoài ra, công tác phòng cháy, chữa cháy còn giúp ngăn chặn những người có ý đồ xấu, lợi dụng cháy nổ làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nếu bạn phát hiện ra những trường hợp đó, hãy báo ngay cho cơ quan cảnh sát để kịp thời xử lý.
Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bởi an toàn phòng cháy, chữa cháy liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cùng với lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, mỗi người dân, mỗi chính quyền địa phương, mỗi cơ quan, đoàn thể cần tích cực tham gia phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Có như vậy, công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy mới đạt được hiệu quả; tai nạn cháy, nổ mới từng bước được đẩy lùi.
Thông tin khác
- Bệnh viện mắt quang đức: kết nạp đảng viên mới (30/10/2023)
- Ngày thế giới về di sản nghe nhìn 27/10 (30/10/2023)
- Chứng minh nhân dân hết giá trị sử dụng từ ngày 31/12/2024 (26/10/2023)
- Tổng kết chiến dịch “50 ngày, đêm” cài đặt vneid và triển khai các mô hình điểm (25/10/2023)
- Ngày thông tin về phát triển thế giới 24/10 (24/10/2023)
- Đồ ăn nhẹ cho người bị tiểu đường loại 2 (24/10/2023)
- Họp rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 (24/10/2023)
- Ngày liên hợp quốc 24/10 (24/10/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét