Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
Trên cơ sở Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, ngày 10/5/2016 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.
Mua bán người có thể được hiểu là việc chuyển giao, đưa người đến nơi khác trong nước hoặc nước ngoài thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác bằng thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, lừa gạt, đe dọa ép buộc, lợi dụng quyền hành, bắt cóc, xin con nuôi, môi giới hôn nhân trá hình… với mục đích bóc lột sức lao động, lợi dụng tình dục của nạn nhân, trục lợi...
Đối tượng phạm tội mua bán người có thể là những đối tượng không nghề nghiệp ổn định, hoặc buôn bán tự do qua biên giới, chủ chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm, cũng có thể là những người thân thích, quen biết rõ nạn nhân… Nạn nhân mua bán người có thể là bất kỳ ai, trong đó thường tập trung ở những vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa giáp biên giới.
Đối tượng phạm tội mua bán người thường lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người dân tộc có trình độ thấp, hiểu biết hạn chế, kinh tế gia đình khó khăn, thiếu việc làm, thanh thiếu niên do ăn chơi, đua đòi và các em thanh thiếu niên mới lớn có tư tưởng muốn thoát ly khỏi học hành, nghiện game hoặc hững người muốn thoát ly công việc nông nghiệp vất vả ở địa phương… để bằng nhiều thủ đoạn như: lừa gạt, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao, môi giới cho nạn nhân kết hôn có yếu tố nước ngoài, môi giới cho nhận con nuôi, giả vờ giúp đỡ tiền bạc, kết bạn rủ đi du lịch xa, dụ dỗ, ép buộc... nhằm bán những nạn nhân ra nước ngoài để trục lợi.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhất là mạng xã hội được ứng dụng rộng rãi, thì đối tượng mua bán người chuyển hướng hoạt động với những thủ đoạn tinh vi hơn, họ lợi dụng thông tin cá nhân trên mạng xã hội để làm quen, tiếp cận từ xa, hướng dẫn nạn nhân tự rơi vào cạm bẫy mua bán người.
Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cũng là môi trường “thuận lợi” để tội phạm mua bán người hoạt động. Đối tượng mua bán người có thể lợi dụng tình trạng khó khăn của người lao động và sự thiếu thông tin, kiến thức pháp luật để lôi kéo, dẫn dụ nạn nhân bằng nhiều chiêu trò và cách thức tinh vi.
Thực tiển cho thấy, trong nhiều năm qua, tệ nạn mua bán người đã và đang là vấn đề nóng bỏng, nhứt nhối, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa đến sự ổn định và trật tự xã hội.
Để phòng, ngừa tội phạm mua bán người, Luật phòng, chống mua bán người quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự (nay là Điều 150, 151, 152 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.”
Bên cạnh đó, chế tài hình sự về tội mua bán người được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tội mua bán người (được quy định tại Điều 150) tùy theo tính chất và mức độ vi phạm người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; Người phạm tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152) có thể bị phạt tù đến 12 năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Người phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đồng thời, để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán người, mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội, phải hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn buôn bán người, để từ đó biết cảnh giác, phòng ngừa và góp phần đấu tranh chống tội phạm mua bán người.
Ngoài ra, trong trường hợp có phát hiện dấu hiệu liên quan đến mua bán người đều có thể báo ngay cơ quan Công an gần nhất hoặc gọi Tổng đài Quốc gia 111, đường dây nóng 18001567./.
Mua bán người có thể được hiểu là việc chuyển giao, đưa người đến nơi khác trong nước hoặc nước ngoài thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác bằng thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, lừa gạt, đe dọa ép buộc, lợi dụng quyền hành, bắt cóc, xin con nuôi, môi giới hôn nhân trá hình… với mục đích bóc lột sức lao động, lợi dụng tình dục của nạn nhân, trục lợi...
Đối tượng phạm tội mua bán người có thể là những đối tượng không nghề nghiệp ổn định, hoặc buôn bán tự do qua biên giới, chủ chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm, cũng có thể là những người thân thích, quen biết rõ nạn nhân… Nạn nhân mua bán người có thể là bất kỳ ai, trong đó thường tập trung ở những vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa giáp biên giới.
Đối tượng phạm tội mua bán người thường lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người dân tộc có trình độ thấp, hiểu biết hạn chế, kinh tế gia đình khó khăn, thiếu việc làm, thanh thiếu niên do ăn chơi, đua đòi và các em thanh thiếu niên mới lớn có tư tưởng muốn thoát ly khỏi học hành, nghiện game hoặc hững người muốn thoát ly công việc nông nghiệp vất vả ở địa phương… để bằng nhiều thủ đoạn như: lừa gạt, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao, môi giới cho nạn nhân kết hôn có yếu tố nước ngoài, môi giới cho nhận con nuôi, giả vờ giúp đỡ tiền bạc, kết bạn rủ đi du lịch xa, dụ dỗ, ép buộc... nhằm bán những nạn nhân ra nước ngoài để trục lợi.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhất là mạng xã hội được ứng dụng rộng rãi, thì đối tượng mua bán người chuyển hướng hoạt động với những thủ đoạn tinh vi hơn, họ lợi dụng thông tin cá nhân trên mạng xã hội để làm quen, tiếp cận từ xa, hướng dẫn nạn nhân tự rơi vào cạm bẫy mua bán người.
Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cũng là môi trường “thuận lợi” để tội phạm mua bán người hoạt động. Đối tượng mua bán người có thể lợi dụng tình trạng khó khăn của người lao động và sự thiếu thông tin, kiến thức pháp luật để lôi kéo, dẫn dụ nạn nhân bằng nhiều chiêu trò và cách thức tinh vi.
Thực tiển cho thấy, trong nhiều năm qua, tệ nạn mua bán người đã và đang là vấn đề nóng bỏng, nhứt nhối, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa đến sự ổn định và trật tự xã hội.
Để phòng, ngừa tội phạm mua bán người, Luật phòng, chống mua bán người quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự (nay là Điều 150, 151, 152 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.”
Bên cạnh đó, chế tài hình sự về tội mua bán người được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tội mua bán người (được quy định tại Điều 150) tùy theo tính chất và mức độ vi phạm người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; Người phạm tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152) có thể bị phạt tù đến 12 năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Người phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đồng thời, để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán người, mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội, phải hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn buôn bán người, để từ đó biết cảnh giác, phòng ngừa và góp phần đấu tranh chống tội phạm mua bán người.
Ngoài ra, trong trường hợp có phát hiện dấu hiệu liên quan đến mua bán người đều có thể báo ngay cơ quan Công an gần nhất hoặc gọi Tổng đài Quốc gia 111, đường dây nóng 18001567./.
Thông tin khác
- Hội nghị tổng kết công tác gia đình giai đoạn 2016-2020 (28/12/2020)
- Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường 2 tổ chức bình nghị nghĩa vụ quân sự lần thứ ii năm... (21/12/2020)
- Đảng ủy phường 2: hội nghị triển khai nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ thành phố sa đéc... (02/12/2020)
- Phường 2 tiến hành đánh giá cán bộ, công chức năm 2020 (30/11/2020)
- Đối thoại với người dân về chính sách giảm nghèo năm 2020 (25/11/2020)
- Kỷ niệm 38 năm ngày nhà giáo việt nam 20/11 (25/11/2020)
- Đại biểu hđnd thành phố và phường 2 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 11 (24/11/2020)
- Phường 2: họp đánh giá, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo (23/11/2020)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét