Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu 12/8 Âm lịch
Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu 12/8 Âm lịch
--------------------
--------------------
Lễ giỗ tổ sân khấu là cơ hội để tất các các nghệ sĩ gặp gỡ nhau, nghệ sĩ chưa nổi tiếng gặp những diễn viên, ngôi sao, đàn anh đàn chị, cô chú trong nghề thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
1. Giỗ Tổ nghề sân khấu năm 2023 vào ngày bao nhiêu?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân, đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2023, Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày Thứ Ba 26/9/2023, tức 12/8 âm lịch.
Lễ giỗ Tổ thường được tổ chức tại các nhà hát, sân khấu, đền thờ... Các hoạt động trong ngày giỗ Tổ thường chia làm hai phần: Phần dâng hương, làm lễ và phần hội. Trong phần dâng hương, vai trò chủ tế thường được giao cho những nghệ sĩ gạo cội, có nhiều đóng góp cho sân khấu. Trong phần hội, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn chung vui với nhau hoặc tri ân khán giả. Lễ to hay lễ nhỏ không phải là yếu tố duy nhất thể hiện sự thành kính. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người nghệ sĩ. Họ luôn hướng về nghề với sự trân trọng, với khát vọng được cống hiến thì chắc chắn sẽ gặt hái được những trái ngọt.
2. Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu
Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ trong Nam và ngoài Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy Tổ nghề là ai thì hầu hết đều mơ hồ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Theo nhà biên kịch Chu Thơm, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu Việt Nam. Một trong những giai thoại phổ biến nhất là có vị vua hiếm muộn về đường con cái, lúc có tuổi thì sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú sau thời gian dài cầu xin trời Phật. Hai hoàng tử rất mê ca hát, không quan tâm tới việc triều chính. Họ qua đời vào ngày 12/8 âm lịch, trong một lần trốn cha đi coi hát. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Ngày họ qua đời được giới nghệ sĩ lấy làm ngày giỗ Tổ nghề. Nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, các giai thoại về ngày giỗ Tổ sân khấu rất khác nhau và chỉ mang tính ước lệ và rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này.
3. Ý nghĩa ngày Giỗ tổ nghề sân khấu
Ngày này nhắc nhở người nghệ sĩ rằng lộc Tổ không tự nhiên có mà phải bằng sự trau dồi nghề nghiệp, tu dưỡng đạo đức và trách nhiệm công dân. Mọi vinh quang sẽ qua đi, điều còn lại trong trí nhớ của người mộ điệu mới là vĩnh cửu”. Thông qua những hoạt động trên ta thấy được giới nghệ sĩ và các sở, ban, ngành đang ngày càng coi trọng ngày giỗ Tổ nghề sân khấu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy được sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của các nghệ sĩ cũng như sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trước hoạt động sôi nổi nói trên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng việc lan tỏa giá trị văn hóa của lễ giỗ Tổ sân khấu đến công chúng sẽ là phương thức hiệu quả để giữ gìn bản sắc cũng như phát huy sức mạnh văn hóa nghệ thuật trong thời đại mới.
1. Giỗ Tổ nghề sân khấu năm 2023 vào ngày bao nhiêu?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân, đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2023, Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày Thứ Ba 26/9/2023, tức 12/8 âm lịch.
Lễ giỗ Tổ thường được tổ chức tại các nhà hát, sân khấu, đền thờ... Các hoạt động trong ngày giỗ Tổ thường chia làm hai phần: Phần dâng hương, làm lễ và phần hội. Trong phần dâng hương, vai trò chủ tế thường được giao cho những nghệ sĩ gạo cội, có nhiều đóng góp cho sân khấu. Trong phần hội, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn chung vui với nhau hoặc tri ân khán giả. Lễ to hay lễ nhỏ không phải là yếu tố duy nhất thể hiện sự thành kính. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người nghệ sĩ. Họ luôn hướng về nghề với sự trân trọng, với khát vọng được cống hiến thì chắc chắn sẽ gặt hái được những trái ngọt.
2. Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu
Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ trong Nam và ngoài Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy Tổ nghề là ai thì hầu hết đều mơ hồ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Theo nhà biên kịch Chu Thơm, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu Việt Nam. Một trong những giai thoại phổ biến nhất là có vị vua hiếm muộn về đường con cái, lúc có tuổi thì sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú sau thời gian dài cầu xin trời Phật. Hai hoàng tử rất mê ca hát, không quan tâm tới việc triều chính. Họ qua đời vào ngày 12/8 âm lịch, trong một lần trốn cha đi coi hát. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Ngày họ qua đời được giới nghệ sĩ lấy làm ngày giỗ Tổ nghề. Nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, các giai thoại về ngày giỗ Tổ sân khấu rất khác nhau và chỉ mang tính ước lệ và rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này.
3. Ý nghĩa ngày Giỗ tổ nghề sân khấu
Ngày này nhắc nhở người nghệ sĩ rằng lộc Tổ không tự nhiên có mà phải bằng sự trau dồi nghề nghiệp, tu dưỡng đạo đức và trách nhiệm công dân. Mọi vinh quang sẽ qua đi, điều còn lại trong trí nhớ của người mộ điệu mới là vĩnh cửu”. Thông qua những hoạt động trên ta thấy được giới nghệ sĩ và các sở, ban, ngành đang ngày càng coi trọng ngày giỗ Tổ nghề sân khấu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy được sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của các nghệ sĩ cũng như sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trước hoạt động sôi nổi nói trên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng việc lan tỏa giá trị văn hóa của lễ giỗ Tổ sân khấu đến công chúng sẽ là phương thức hiệu quả để giữ gìn bản sắc cũng như phát huy sức mạnh văn hóa nghệ thuật trong thời đại mới.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Phường 2 tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (12/11/2020)
- Hội nông dân thành phố kiểm tra công tác hội nông dân phường 2 (12/11/2020)
- Bàn giao nhà tình thương cho hộ cận nghèo (06/11/2020)
- Triển khai kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (06/11/2020)
- Các đoàn thể phường 2 tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường (06/11/2020)
- 100% cảnh sát khu vực hoàn thành việc kiểm điểm trước dân (06/11/2020)
- Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường 2 tổ chức bình nghị nghĩa vụ quân sự lần thứ i năm... (30/10/2020)
- Chào mừng 90 năm hội liên hiệp phụ nữ việt nam 20/10 (26/10/2020)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét