Những kỹ năng thoát hiểm cần nhớ khi xảy ra cháy nổ ở nhà cao tầng, chung cư
Những kỹ năng thoát hiểm cần nhớ khi xảy ra cháy nổ ở nhà cao tầng, chung cư
-----------------------
-----------------------
Vụ hỏa hoạn thảm khốc đêm 12/9/2023 tại chung cư mini (9 tầng, 1 tum) tại ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 91 người thương vong. Trong đó làm 56 người tử vong và 37 người bị thương (mới xác định được danh tính của 39/56 người tử vong).
Vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng này lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ ở các chung cư cao tầng, chung cư mini. Bên cạnh đó, kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng, cũng như những việc cần làm để phòng tránh hỏa hoạn, đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân là điều người dân nên ghi nhớ.
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà mọi người cần phải lưu ý khi đám cháy xảy ra, những kỹ năng cơ bản để thoát khỏi đám cháy. Cụ thể:
1. Bình tĩnh tìm cách dập lửa
Khi phát hiện có đám cháy, trước tiên cần phải bình tĩnh tìm cách xử lý. Trước hết, nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.
Nếu đám cháy đã quá lớn, vượt tầm kiểm soát thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hét lên để cảnh báo đến mọi người xung quanh và sau đó ấn gọi 114 để được trợ giúp.
Nếu không may lửa bén thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.
2. Kế hoạch tìm đường thoát
Ra ngoài thật nhanh nếu có thể. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.
3. Những điểm cần lưu ý khi thoát hiểm
- Giữ tính mạng là quan trọng nhất, không có mang theo đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà.
- Bò lên sàn nhà nếu có khói vì không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ khói rất độc và có thể giết bạn.
- Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.
- Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
- Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.
4. Luôn giữ người ở vị trí thấp
- Nếu thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.
- Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.
5. Các biện pháp an toàn
- Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không.
- Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa thì không được mở cửa.
- Nếu không nhìn thấy khói, hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm, không được mở cửa.
- Nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng, dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm, không mở cửa!
- Nếu quả đấm cửa mát và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.
- Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.
6. Nếu không thể ra ngoài ngay lập tức
Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:
- Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.
- Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn.
- Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.
- Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.
Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:
- Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.
- Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
- Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
- Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
- Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.
- Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.
7. Nếu quần áo trên người bị bén lửa
- Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn.
- Nằm xuống, việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên).
- Dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxy cho lửa.
- Lăn vòng quanh để giúp dập lửa.
8. Làm gì khi sống trong căn hộ tầng cao?
Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại. Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:
- Đường thoát hiểm bằng thang máy chắc chắn không thể sử dụng.
- Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường.
- Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.
- Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài và gọi cứu hỏa.
- Lấy chăn vải hay mềm thấm nước, bất cứ thứ gì có thể làm ướt và đặt nó lên mũi miệng khi trườn qua đám lửa.
Vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng này lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ ở các chung cư cao tầng, chung cư mini. Bên cạnh đó, kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng, cũng như những việc cần làm để phòng tránh hỏa hoạn, đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân là điều người dân nên ghi nhớ.
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà mọi người cần phải lưu ý khi đám cháy xảy ra, những kỹ năng cơ bản để thoát khỏi đám cháy. Cụ thể:
1. Bình tĩnh tìm cách dập lửa
Khi phát hiện có đám cháy, trước tiên cần phải bình tĩnh tìm cách xử lý. Trước hết, nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.
Nếu đám cháy đã quá lớn, vượt tầm kiểm soát thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hét lên để cảnh báo đến mọi người xung quanh và sau đó ấn gọi 114 để được trợ giúp.
Nếu không may lửa bén thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.
2. Kế hoạch tìm đường thoát
Ra ngoài thật nhanh nếu có thể. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.
3. Những điểm cần lưu ý khi thoát hiểm
- Giữ tính mạng là quan trọng nhất, không có mang theo đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà.
- Bò lên sàn nhà nếu có khói vì không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ khói rất độc và có thể giết bạn.
- Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.
- Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
- Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.
4. Luôn giữ người ở vị trí thấp
- Nếu thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.
- Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.
5. Các biện pháp an toàn
- Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không.
- Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa thì không được mở cửa.
- Nếu không nhìn thấy khói, hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm, không được mở cửa.
- Nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng, dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm, không mở cửa!
- Nếu quả đấm cửa mát và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.
- Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.
6. Nếu không thể ra ngoài ngay lập tức
Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:
- Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.
- Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn.
- Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.
- Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.
Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:
- Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.
- Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
- Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
- Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
- Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.
- Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.
7. Nếu quần áo trên người bị bén lửa
- Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn.
- Nằm xuống, việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên).
- Dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxy cho lửa.
- Lăn vòng quanh để giúp dập lửa.
8. Làm gì khi sống trong căn hộ tầng cao?
Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại. Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:
- Đường thoát hiểm bằng thang máy chắc chắn không thể sử dụng.
- Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường.
- Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.
- Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài và gọi cứu hỏa.
- Lấy chăn vải hay mềm thấm nước, bất cứ thứ gì có thể làm ướt và đặt nó lên mũi miệng khi trườn qua đám lửa.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Các giải pháp phòng cháy, chữa cháy (30/07/2024)
- Hưởng ứng “ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024 (30/07/2024)
- Kỳ họp thứ 8 hội đồng nhân dân phường 2, khóa x, nhiệm kỳ 2021-2026 (22/07/2024)
- Thông báo về việc điều chỉnh mức đóng bhxh tự nguyện, bhyt hộ gia đình và bhyt hộ cận nghèo (22/07/2024)
- Hưởng ứng, tham gia cuộc thi sáng tác nghệ thuật thơ, ca khúc về ngành cơ yếu việt nam (22/07/2024)
- Diễn đàn trẻ em năm 2024 "hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em" (21/07/2024)
- Cảnh báo cuộc gọi mạo danh với mục đích lừa đảo (16/07/2024)
- Phòng ngừa huy động vốn trên không gian mạng (12/07/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét