Quả hồng châu - loại quả của núi rừng chứa chất cực độc
Quả hồng châu - loại quả của núi rừng chứa chất cực độc
-------------------------------
-------------------------------
Quả hồng châu chủ yếu xuất hiện ở các vùng núi cao, có thể gây ngộ độc cho con người. Vậy quả hồng châu có hình dáng như thế nào và nguy hiểm ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Trong thời gian gần đây có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn phải quả hồng châu. Loại quả này thường trông khá bắt mắt và thu hút. Tuy nhiên chúng lại vô cùng độc hại và gây nguy hiểm. Vậy khi ngộ độc quả hồng châu thường xuất hiện những triệu chứng gì và nên làm gì khi bị ngộ độc quả hồng châu?
1. Quả hồng châu là gì?
Cây hồng châu có tên khoa học là Capparis versicolor Griff hay còn được nhiều người gọi là cây Mề gà, cây Rom. Cây hồng châu có dạng thân leo, thân cây có gai nhọn và cứng, lá dài khoảng 11 - 12cm và có chiều ngang khoảng 2 ngón tay người lớn.
Khi còn non quả có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím và hơi mềm. Hạt có một lớp cùi màu trắng đục, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô. Loại quả này chủ yếu mọc phổ biến ở vùng núi cao phía Bắc và thường có nhiều nhất vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
2. Quả hồng châu gây ngộ độc như thế nào?
Hạt của quả hồng châu có chứa thành phần độc tố alcaloid, đây cũng là loại độc tố thường có trong một số loài thực vật nguy hiểm khác như cà độc dược, lá ngón,..
Alcaloid có chứa hoạt tính sinh lý rất cao đối với thần kinh của con người cũng như động vật. Bên cạnh đó, alcaloid thường tồn tại ở dạng muối của các axit hữu cơ dễ tan trong nước, do đó khi hấp thụ vào cơ thể người có thể gây nên độc tính mạnh mẽ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, liều lượng tối thiểu có thể gây chết của hạt quả hồng châu đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng và đối với thỏ là 18g/kg thể trọng.
3. Triệu chứng khi bị ngộ độc quả hồng châu
Khi bị ngộ độc quả hồng châu, độc tố sẽ nhanh chóng tác động đến hệ tim mạch và phổi, gây nên tình trạng trụy tim và hiện tượng suy hô hấp cấp tính. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
4. Nên làm gì khi bị ngộ độc quả hồng châu?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị ngộ độc do quả hồng châu. Nếu gặp những trường hợp ngộ độc, bạn có thể xử lý theo những cách sau:
Đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời để được bác sĩ sơ cứu, xử lý và phòng ngừa tối đa các biến chứng. Một số biện pháp sơ cứu bao gồm rửa dạ dày, gây nôn, uống than hoạt tính kết hợp cùng các biện pháp điều trị tập trung giúp đẩy nhanh quá trình thải độc tố ra ngoài như xét nghiệm, trợ tim,...
Nên cho người bệnh nằm nghiêng nếu người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, co giật.
Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bạn cần quan sát và theo dõi liên tục người bệnh, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như ngưng thở, hơi thở yếu thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo nhanh chóng.
Không để người bệnh đi bộ, vì lúc này các độc tố có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể nhanh hơn.
Trong thời gian gần đây có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn phải quả hồng châu. Loại quả này thường trông khá bắt mắt và thu hút. Tuy nhiên chúng lại vô cùng độc hại và gây nguy hiểm. Vậy khi ngộ độc quả hồng châu thường xuất hiện những triệu chứng gì và nên làm gì khi bị ngộ độc quả hồng châu?
1. Quả hồng châu là gì?
Cây hồng châu có tên khoa học là Capparis versicolor Griff hay còn được nhiều người gọi là cây Mề gà, cây Rom. Cây hồng châu có dạng thân leo, thân cây có gai nhọn và cứng, lá dài khoảng 11 - 12cm và có chiều ngang khoảng 2 ngón tay người lớn.
Khi còn non quả có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím và hơi mềm. Hạt có một lớp cùi màu trắng đục, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô. Loại quả này chủ yếu mọc phổ biến ở vùng núi cao phía Bắc và thường có nhiều nhất vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
2. Quả hồng châu gây ngộ độc như thế nào?
Hạt của quả hồng châu có chứa thành phần độc tố alcaloid, đây cũng là loại độc tố thường có trong một số loài thực vật nguy hiểm khác như cà độc dược, lá ngón,..
Alcaloid có chứa hoạt tính sinh lý rất cao đối với thần kinh của con người cũng như động vật. Bên cạnh đó, alcaloid thường tồn tại ở dạng muối của các axit hữu cơ dễ tan trong nước, do đó khi hấp thụ vào cơ thể người có thể gây nên độc tính mạnh mẽ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, liều lượng tối thiểu có thể gây chết của hạt quả hồng châu đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng và đối với thỏ là 18g/kg thể trọng.
3. Triệu chứng khi bị ngộ độc quả hồng châu
Khi bị ngộ độc quả hồng châu, độc tố sẽ nhanh chóng tác động đến hệ tim mạch và phổi, gây nên tình trạng trụy tim và hiện tượng suy hô hấp cấp tính. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
4. Nên làm gì khi bị ngộ độc quả hồng châu?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị ngộ độc do quả hồng châu. Nếu gặp những trường hợp ngộ độc, bạn có thể xử lý theo những cách sau:
Đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời để được bác sĩ sơ cứu, xử lý và phòng ngừa tối đa các biến chứng. Một số biện pháp sơ cứu bao gồm rửa dạ dày, gây nôn, uống than hoạt tính kết hợp cùng các biện pháp điều trị tập trung giúp đẩy nhanh quá trình thải độc tố ra ngoài như xét nghiệm, trợ tim,...
Nên cho người bệnh nằm nghiêng nếu người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, co giật.
Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bạn cần quan sát và theo dõi liên tục người bệnh, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như ngưng thở, hơi thở yếu thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo nhanh chóng.
Không để người bệnh đi bộ, vì lúc này các độc tố có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể nhanh hơn.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 (21/11/2022)
- Lịch sử mặt trận dân tộc thống nhất việt nam (21/11/2022)
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm... (21/11/2022)
- Ra quân vệ sinh môi trường (21/11/2022)
- Trao tặng huy hiệu đảng (21/11/2022)
- Ý nghĩa ngày pháp luật việt nam 9/11 (21/11/2022)
- Kiểm tra, đánh giá công tác hội và phong trào chữ thập đỏ năm 2022 (03/11/2022)
- Cách nhận biết trẻ em bị thở khò khè (02/11/2022)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét