Sự ra đời của Liên hợp quốc
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã lôi kéo 61 nước vào cuộc chiến làm chết hàng chục triệu người dân vô tội. Cũng thời gian ấy, lực lượng tiến bộ trên thế giới mong muốn có một tổ chức quốc tế để bảo vệ hòa bình. Dù không bị chủ nghĩa phát xít xâm lược nhưng nhân dân Mỹ mong muốn Chính phủ cùng góp phần gìn giữ an ninh nhân loại.
Tháng 1-1942, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã cho mời đại diện lãnh đạo 26 nước đến thủ đô Washington họp bàn về việc xây dựng một mặt trận thống nhất chống phát xít. Tại đây, các nước đã thống nhất ra bản tuyên bố chung về việc huy động toàn bộ lực lượng quân đội của mình khi cần thiết để chống lại các nước phát xít Đức, Ý và Nhật. Bản tuyên bố này được gọi là “Quốc gia liên hợp” và đại diện 26 nước ký tên. Tháng 10-1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức quốc tế sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với tên gọi “Quốc gia Liên hợp quốc”. Hội nghị cũng đã thảo luận về bộ máy, nguyên tắc hoạt động, tôn chỉ, mục đích của tổ chức quốc gia liên hợp.
Tháng 2-1945, tại hội nghị Yalta (Ukraina), lãnh đạo 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã quyết định cùng Trung Quốc quốc dân Đảng thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phát hành thư mời lãnh đạo các nước chống phát xít tham gia tổ chức này. Ngày 26-6-1945, 153 đại biểu của 51 nước ký tên thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 24-10-1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập, người đứng đầu tổ chức này gọi là Tổng thư ký, trụ sở đặt tại thành phố New York (Mỹ). Theo Hiến chương, tổ chức Liên hợp quốc có 6 cơ quan, gồm Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý quốc tế và Hội đồng Quản thác. Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có một số tổ chức quản lý chuyên môn khác như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới, Ngân hàng Thế giới... Hiện tổ chức Liên hợp quốc đã có 193 nước thành viên và đều có quyền đại diện bình đẳng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tổ chức này hoạt động dựa trên các nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước; Không can thiệp vào nội bộ các nước; Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình; Chung sống hòa bình giữa các quốc gia. Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức Liên hợp quốc từ ngày 20-9-1977.
Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới, trực tiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước, khu vực và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo... Chính vì vậy, sự ra đời của Liên hợp quốc là một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Tháng 1-1942, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã cho mời đại diện lãnh đạo 26 nước đến thủ đô Washington họp bàn về việc xây dựng một mặt trận thống nhất chống phát xít. Tại đây, các nước đã thống nhất ra bản tuyên bố chung về việc huy động toàn bộ lực lượng quân đội của mình khi cần thiết để chống lại các nước phát xít Đức, Ý và Nhật. Bản tuyên bố này được gọi là “Quốc gia liên hợp” và đại diện 26 nước ký tên. Tháng 10-1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức quốc tế sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với tên gọi “Quốc gia Liên hợp quốc”. Hội nghị cũng đã thảo luận về bộ máy, nguyên tắc hoạt động, tôn chỉ, mục đích của tổ chức quốc gia liên hợp.
Tháng 2-1945, tại hội nghị Yalta (Ukraina), lãnh đạo 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã quyết định cùng Trung Quốc quốc dân Đảng thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phát hành thư mời lãnh đạo các nước chống phát xít tham gia tổ chức này. Ngày 26-6-1945, 153 đại biểu của 51 nước ký tên thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 24-10-1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập, người đứng đầu tổ chức này gọi là Tổng thư ký, trụ sở đặt tại thành phố New York (Mỹ). Theo Hiến chương, tổ chức Liên hợp quốc có 6 cơ quan, gồm Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý quốc tế và Hội đồng Quản thác. Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có một số tổ chức quản lý chuyên môn khác như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới, Ngân hàng Thế giới... Hiện tổ chức Liên hợp quốc đã có 193 nước thành viên và đều có quyền đại diện bình đẳng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tổ chức này hoạt động dựa trên các nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước; Không can thiệp vào nội bộ các nước; Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình; Chung sống hòa bình giữa các quốc gia. Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức Liên hợp quốc từ ngày 20-9-1977.
Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới, trực tiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước, khu vực và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo... Chính vì vậy, sự ra đời của Liên hợp quốc là một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Thông tin khác
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết nguyên đán (07/02/2024)
- Trao lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2024 (05/02/2024)
- Thăm gia đình chính sách (05/02/2024)
- Thăm, tặng quà, chúc tết các cơ sở tôn giáo (03/02/2024)
- Hỗ trợ hộ nghèo vui xuân, đón tết nguyên đán giáp thìn 2024 (31/01/2024)
- Ban trị sự giáo hội phật giáo việt nam thành phố, chúc tết ubnd phường 2 (31/01/2024)
- Họp mặt tổ nhân dân tự quản năm 2024 (31/01/2024)
- Nhiều quần quà cho hộ nghèo đón tết nguyên đán 2024 (30/01/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét