Sự ra đời của ngày Sách Việt Nam
Sự ra đời của ngày Sách Việt Nam
Trên thế giới, ngày hội đọc sách, lễ hội sách... đã và đang mang đến những giá trị vô cùng to lớn và thiết thực cho đời sống của con người.
Các sự kiện về sách diễn ra hằng năm đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý... Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21 tháng 4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam để khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Ý nghĩa ngày Sách Việt Nam
Ngày Sách Việt Nam ra đời nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phát triển kiến thức, giáo dục, kỹ năng tư duy và rèn luyện nhân cách của con người. Đây chính là một ngày hội của những người yêu sách.
Ngày Sách Việt Nam 21/4 được xem là sự kiện văn hóa quan trọng không chỉ với người yêu sách mà còn với cả xã hội. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị to lớn của sách, khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của sách với đời sống xã hội, đồng thời cũng là dịp để tôn vinh những con người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản... sách.
Bên cạnh đó, ngày này cũng góp phần vào việc nâng cao trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Ngày hội Sách Việt Nam cũng chính là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam mang tên "Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Việc lựa chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Bác Hồ cũng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, giúp con cháu đời sau có thể noi gương Bác để học tập, phấn đấu nhằm tích lũy kiến thức để xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Trên thế giới, ngày hội đọc sách, lễ hội sách... đã và đang mang đến những giá trị vô cùng to lớn và thiết thực cho đời sống của con người.
Các sự kiện về sách diễn ra hằng năm đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý... Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21 tháng 4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam để khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Ý nghĩa ngày Sách Việt Nam
Ngày Sách Việt Nam ra đời nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phát triển kiến thức, giáo dục, kỹ năng tư duy và rèn luyện nhân cách của con người. Đây chính là một ngày hội của những người yêu sách.
Ngày Sách Việt Nam 21/4 được xem là sự kiện văn hóa quan trọng không chỉ với người yêu sách mà còn với cả xã hội. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị to lớn của sách, khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của sách với đời sống xã hội, đồng thời cũng là dịp để tôn vinh những con người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản... sách.
Bên cạnh đó, ngày này cũng góp phần vào việc nâng cao trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Ngày hội Sách Việt Nam cũng chính là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam mang tên "Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Việc lựa chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Bác Hồ cũng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, giúp con cháu đời sau có thể noi gương Bác để học tập, phấn đấu nhằm tích lũy kiến thức để xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Thông tin khác
- Ủy ban nhân dân phường 2 họp phiên thường kỳ tháng 9-2023 (05/10/2023)
- Giải marathon đất sen hồng - đồng tháp năm 2023 với khát vọng “nâng tầm - bứt phá” (05/10/2023)
- Họp phiên thường kỳ tháng 9-2023 (05/10/2023)
- 10 năm ngày mất đại tướng võ nguyên giáp (04/10/2013-04/10/2023) (04/10/2023)
- Ngày sinh nhà thơ tố hữu (04/10/1920-09/12/2002) (03/10/2023)
- Trường tiểu học phú mỹ: tổ chức hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời (03/10/2023)
- Chủ động ứng phó lũ kết hợp triều cường (03/10/2023)
- Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4-10): nguồn gốc và ý nghĩa (03/10/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét