Viêm Não Nhật Bản
Viêm Não Nhật Bản
--------------------------------
--------------------------------
Nguyên nhân:
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng của não do virus viêm não Nhật Bản gây ra, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa hè.
Triệu chứng:
Bệnh Viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột, sốt cao trên 39 độ, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp… Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa may, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, vận động. Khi biến chứng nặng, viêm não Nhật Bản sẽ gây động kinh, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản:
Viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bố mẹ cần cảnh giác và theo dõi cẩn thận, nếu thấy trẻ sốt cao cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tiêm phòng là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Tại Việt Nam, hiện đang có 2 loại vắc xin ngừa Viêm não Nhật Bản. Một loại do Việt Nam sản xuất là vắc xin Jevax, tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cách mũi 1 từ 1- 2 tuần, mũi 3 tiêm nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần để duy trì miễn dịch. Ngoài ra còn có vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản thế hệ mới – Imojev do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất tại Thái Lan đã chính thức ra mắt và triển khai tiêm trên toàn hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC. Vắc xin Imojev được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và nhắc lại duy nhất 1 mũi sau 1 – 2 năm. Người lớn trên 18 tuổi tiêm 1 mũi duy nhất vắc xin Imojev.
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng của não do virus viêm não Nhật Bản gây ra, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa hè.
Triệu chứng:
Bệnh Viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột, sốt cao trên 39 độ, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp… Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa may, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, vận động. Khi biến chứng nặng, viêm não Nhật Bản sẽ gây động kinh, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản:
Viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bố mẹ cần cảnh giác và theo dõi cẩn thận, nếu thấy trẻ sốt cao cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tiêm phòng là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Tại Việt Nam, hiện đang có 2 loại vắc xin ngừa Viêm não Nhật Bản. Một loại do Việt Nam sản xuất là vắc xin Jevax, tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cách mũi 1 từ 1- 2 tuần, mũi 3 tiêm nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần để duy trì miễn dịch. Ngoài ra còn có vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản thế hệ mới – Imojev do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất tại Thái Lan đã chính thức ra mắt và triển khai tiêm trên toàn hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC. Vắc xin Imojev được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và nhắc lại duy nhất 1 mũi sau 1 – 2 năm. Người lớn trên 18 tuổi tiêm 1 mũi duy nhất vắc xin Imojev.
Tin bài: Nguyễn Duy Thanh
Nguồn sưu tầm Internet
Nguồn sưu tầm Internet
Thông tin khác
- Ngày thế giới về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (28/4) (26/04/2023)
- Lịch sử, ý nghĩa ngày quốc tế lao động 1/5 (26/04/2023)
- Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4 (26/04/2023)
- Lịch sử, ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương (26/04/2023)
- Ngày sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) phụ nữ với sở hữu trí tuệ-thúc đẩy đổi mới sáng tạo (25/04/2023)
- Ngày sốt rét thế giới (world malaria day - wmd) (25/04/2023)
- Ủy ban nhân dân phường 2 đạt giải nhất bóng đá mini nam (25/04/2023)
- Phối hợp nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy trụ sở ủy ban nhân dân phường 2. (21/04/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét