Việt Nam tham gia phong trào không liên kết 26/8
Việt Nam tham gia phong trào không liên kết
-------------
-------------
Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế cánh tả gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào. Phong trào này chủ yếu là đứa con tinh thần của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, cựu tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser và chủ tịch Nam Tư Josip Broz Tito. Tổ chức được thành lập tháng 4 năm 1955; đến năm 2007, nó có 118 thành viên. Mục đích của tổ chức như đã ghi trong Tuyên bố La Habana năm 1979 là đảm bảo "sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết" trong "cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như chống lại các đại cường quốc và chính sách của các khối". Họ đại diện cho gần hai phần ba thành viên Liên Hợp Quốc và 55% dân số thế giới, đặc biệt là những quốc gia được xem là đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ ba.
Tuy phong trào này mong muốn các quốc gia có liên kết chặt chẽ với nhau giống như NATO hay Khối Warszawa, nó có liên kết khá lỏng lẻo và nhiều thành viên của tổ chức thực sự có quan hệ gần gũi với siêu cường này hoặc siêu cường khác. Ngoài ra, một số thành viên còn mâu thuẫn nghiêm trọng với các thành viên khác (như Ấn Độ và Pakistan; Iran và Iraq; Ả Rập Xê Út, Bahrain, Ai Cập, Yemen, UAE và Qatar; Ả Rập Xê Út và Iran). Phong trào rạn nứt do mâu thuẫn ngay bên trong khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979. Trong khi những đồng minh của Liên Xô ủng hộ cuộc tấn công, các thành viên khác (đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo) của phong trào lại lên án. Đặc biệt, Liên Xô còn chỉ trích phong trào này do chính phong trào được thành lập từ "sự phản bội của Nam Tư".
Vì Phong trào không liên kết được hình thành với nỗ lực chống lại Chiến tranh lạnh, tổ chức đã cố gắng tìm phương hướng hoạt động mới từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi Nam Tư, một thành viên sáng lập, tan rã, các quốc gia mới thành lập từ Nam Tư cũ tỏ ra không còn quan tâm tới việc tham dự Phong trào, tuy một số nước là quan sát viên. Vào năm 2004, Malta và Síp rút khỏi tổ chức để gia nhập Liên minh châu Âu.
Các quốc gia độc lập nào quyết định không tham gia các khối trong Chiến tranh lạnh còn được gọi là các quốc gia không liên kết.
Thuật ngữ "Không liên kết" được Thủ tướng Ấn Độ Nehru sử dụng trong bài diễn văn của ông vào năm 1954 tại Colombo, Sri Lanka. Trong bài diễn văn này, Nehru đã mô tả năm cột trụ làm kim chỉ nam cho quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ, được Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đề xướng. Được gọi là Panchsheel (năm ràng buộc), các nguyên tắc này sau này đóng vai trò là nền tảng của Phong trào không liên kết. Năm nguyên tắc này bao gồm: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; Cùng tồn tại hoà bình.
Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Phong trào không liên kết là Hội nghị Bandung năm 1955, một hội nghị gồm các quốc gia châu Á và châu Phi được tổng thống Sukarno của Indonesia làm chủ nhà. Các quốc gia tham dự đã tuyên bố nguyện vọng không muốn dính líu đến Chiến tranh lạnh và thông qua "tuyên bố ủng hộ hòa bình và hợp tác thế giới", bao gồm năm nguyên tắc của Nehru. Sáu năm sau Hội nghị Bandung, sáng kiến của Chủ tịch Nam Tư Tito đã dẫn đến Hội nghị Phong trào không liên kết chính thức lần đầu tiên, tổ chức tháng 9 năm 1961 tại Belgrade.
Tại Hội nghị Lusaka tháng 9 năm 1970, các quốc gia thành viên đã bổ sung nghị quyết hòa bình cho các tranh chấp và ảnh hưởng từ các đồng minh quân sự và hiệp ước của các cường quốc vài mục tiêu của phong trào. Sự phản đối thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài cũng được thêm vào mục tiêu của phong trào.
Tuy phong trào này mong muốn các quốc gia có liên kết chặt chẽ với nhau giống như NATO hay Khối Warszawa, nó có liên kết khá lỏng lẻo và nhiều thành viên của tổ chức thực sự có quan hệ gần gũi với siêu cường này hoặc siêu cường khác. Ngoài ra, một số thành viên còn mâu thuẫn nghiêm trọng với các thành viên khác (như Ấn Độ và Pakistan; Iran và Iraq; Ả Rập Xê Út, Bahrain, Ai Cập, Yemen, UAE và Qatar; Ả Rập Xê Út và Iran). Phong trào rạn nứt do mâu thuẫn ngay bên trong khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979. Trong khi những đồng minh của Liên Xô ủng hộ cuộc tấn công, các thành viên khác (đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo) của phong trào lại lên án. Đặc biệt, Liên Xô còn chỉ trích phong trào này do chính phong trào được thành lập từ "sự phản bội của Nam Tư".
Vì Phong trào không liên kết được hình thành với nỗ lực chống lại Chiến tranh lạnh, tổ chức đã cố gắng tìm phương hướng hoạt động mới từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi Nam Tư, một thành viên sáng lập, tan rã, các quốc gia mới thành lập từ Nam Tư cũ tỏ ra không còn quan tâm tới việc tham dự Phong trào, tuy một số nước là quan sát viên. Vào năm 2004, Malta và Síp rút khỏi tổ chức để gia nhập Liên minh châu Âu.
Các quốc gia độc lập nào quyết định không tham gia các khối trong Chiến tranh lạnh còn được gọi là các quốc gia không liên kết.
Thuật ngữ "Không liên kết" được Thủ tướng Ấn Độ Nehru sử dụng trong bài diễn văn của ông vào năm 1954 tại Colombo, Sri Lanka. Trong bài diễn văn này, Nehru đã mô tả năm cột trụ làm kim chỉ nam cho quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ, được Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đề xướng. Được gọi là Panchsheel (năm ràng buộc), các nguyên tắc này sau này đóng vai trò là nền tảng của Phong trào không liên kết. Năm nguyên tắc này bao gồm: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; Cùng tồn tại hoà bình.
Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Phong trào không liên kết là Hội nghị Bandung năm 1955, một hội nghị gồm các quốc gia châu Á và châu Phi được tổng thống Sukarno của Indonesia làm chủ nhà. Các quốc gia tham dự đã tuyên bố nguyện vọng không muốn dính líu đến Chiến tranh lạnh và thông qua "tuyên bố ủng hộ hòa bình và hợp tác thế giới", bao gồm năm nguyên tắc của Nehru. Sáu năm sau Hội nghị Bandung, sáng kiến của Chủ tịch Nam Tư Tito đã dẫn đến Hội nghị Phong trào không liên kết chính thức lần đầu tiên, tổ chức tháng 9 năm 1961 tại Belgrade.
Tại Hội nghị Lusaka tháng 9 năm 1970, các quốc gia thành viên đã bổ sung nghị quyết hòa bình cho các tranh chấp và ảnh hưởng từ các đồng minh quân sự và hiệp ước của các cường quốc vài mục tiêu của phong trào. Sự phản đối thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài cũng được thêm vào mục tiêu của phong trào.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường 2 tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự chuẩn... (10/10/2024)
- Bài truyền thông làm mẹ an toàn (06/10/2024)
- Bài truyền thông phòng chống bệnh sởi (04/10/2024)
- Viettel sa đéc tặng điện thoại 4g cho người dân trên địa bàn phường 2 (02/10/2024)
- Mô hình “không gian đại đoàn kết” - nơi kết nối chính quyền và nhân dân (30/09/2024)
- Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 (28/09/2024)
- Tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động (24/09/2024)
- 15 điểm mới luật đất đai 2024 (so với luật đất đai 2013) (23/09/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét