Xử trí khi có người bị vùi lấp
Xử trí khi có người bị vùi lấp
-----------------------
-----------------------
Tai nạn bị vùi lấp thường xảy ra khi có thiên tai như: động đất, sạt lở núi, đất đá, trong chiến tranh, trong lao động như sập hầm lò, sập đổ nhà xưởng,… Nạn nhân thường bị đất, đá, bê tông,… vùi lấp toàn bộ hoặc một phần cơ thể,
Tai nạn bị vùi lấp thường xảy ra khi có thiên tai như: động đất, sạt lở núi, đất đá, trong chiến tranh, trong lao động như sập hầm lò, sập đổ nhà xưởng,… Nạn nhân thường bị đất, đá, bê tông,… vùi lấp toàn bộ hoặc một phần cơ thể, gây nhiều thương tích phức tạp, gây ngạt thở, có thể tử vong nếu không được cứu hộ kịp thời.
- Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng cứu hộ cần nhanh chóng phán đoán, định hướng nơi nạn nhân có thể bị vùi lấp rồi khẩn trương đào bới thật nhanh đưa nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận để tránh nạn nhân bị tổn thương thêm bởi các phương tiện đào bới. Nếu cảm thấy đã gần tới chỗ nạn nhân thì nên dùng tay moi.
- Khi đã thấy nạn nhân, nhanh chóng làm lộ phần đầu cổ. Trước hết phải bới thật nhanh một lỗ hở cho nạn nhân thở được, Nếu bới thấy chân thì phải đổi chiều để tìm phía đầu.
- Khi đã lộ phần đầu, cần moi hết đất cát trong mũi miệng, kiểm tra xem nạn nhân còn tự thở được không, nếu không thì phải thổi ngạt ngay. Trong khi đó, những người khác tiếp tục bới để giải phóng phần ngực, kịp thời bóp tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân có biểu hiện ngừng thở, tim không đập.
- Tiếp tục bới cho tới khi cơ thể nạn nhân được giải phóng hoàn toàn. Tuyệt đối không được cố sức lôi kéo nạn nhân ra khi một phần cơ thể còn đang bị vùi lấp.
- Khi đưa nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp, việc đầu tiên là kiểm tra xem nếu bị ngạt thở thì làm hồi sức hô hấp. Đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi đất phẳng, tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tự thở lại được.
- Thực hiện các biện pháp sơ cứu khác nếu nạn nhân bị thương chảy máu hoặc gãy xương.
- Để đề phòng hội chứng đè ép dẫn tới tới tăng phù nề và sốc do bị vùi lấp kéo dài, cần đặt ga rô nhẹ sát trên chỗ bị chèn ép nhưng để hở đầu chi để dễ quan sát.
- Cho nạn nhân uống nước chè đường ấm nếu khát nước.
- Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Tai nạn bị vùi lấp thường xảy ra khi có thiên tai như: động đất, sạt lở núi, đất đá, trong chiến tranh, trong lao động như sập hầm lò, sập đổ nhà xưởng,… Nạn nhân thường bị đất, đá, bê tông,… vùi lấp toàn bộ hoặc một phần cơ thể, gây nhiều thương tích phức tạp, gây ngạt thở, có thể tử vong nếu không được cứu hộ kịp thời.
- Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng cứu hộ cần nhanh chóng phán đoán, định hướng nơi nạn nhân có thể bị vùi lấp rồi khẩn trương đào bới thật nhanh đưa nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận để tránh nạn nhân bị tổn thương thêm bởi các phương tiện đào bới. Nếu cảm thấy đã gần tới chỗ nạn nhân thì nên dùng tay moi.
- Khi đã thấy nạn nhân, nhanh chóng làm lộ phần đầu cổ. Trước hết phải bới thật nhanh một lỗ hở cho nạn nhân thở được, Nếu bới thấy chân thì phải đổi chiều để tìm phía đầu.
- Khi đã lộ phần đầu, cần moi hết đất cát trong mũi miệng, kiểm tra xem nạn nhân còn tự thở được không, nếu không thì phải thổi ngạt ngay. Trong khi đó, những người khác tiếp tục bới để giải phóng phần ngực, kịp thời bóp tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân có biểu hiện ngừng thở, tim không đập.
- Tiếp tục bới cho tới khi cơ thể nạn nhân được giải phóng hoàn toàn. Tuyệt đối không được cố sức lôi kéo nạn nhân ra khi một phần cơ thể còn đang bị vùi lấp.
- Khi đưa nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp, việc đầu tiên là kiểm tra xem nếu bị ngạt thở thì làm hồi sức hô hấp. Đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi đất phẳng, tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tự thở lại được.
- Thực hiện các biện pháp sơ cứu khác nếu nạn nhân bị thương chảy máu hoặc gãy xương.
- Để đề phòng hội chứng đè ép dẫn tới tới tăng phù nề và sốc do bị vùi lấp kéo dài, cần đặt ga rô nhẹ sát trên chỗ bị chèn ép nhưng để hở đầu chi để dễ quan sát.
- Cho nạn nhân uống nước chè đường ấm nếu khát nước.
- Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Liên đội trường tiểu học phú mỹ tổ chức hoạt động trải nghiệm... (21/09/2022)
- Ngày quốc tế hòa bình... (21/09/2022)
- Phát quà cho người già neo đơn (21/09/2022)
- Trao nhà nghĩa tình 2022 (19/09/2022)
- Xét duyệt chính trị tuyển quân năm 2023... (15/09/2022)
- Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon... (15/09/2022)
- Kiểm tra về thực hiện mô hình “hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy tại cộng đồng” (15/09/2022)
- Lịch sử mặt trận tổ quốc việt nam (13/09/2022)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét