Ý nghĩa của Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ
Theo Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), khả năng biết đọc, biết viết là “khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in và viết ra, liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Và mù chữ được hiểu là tình trạng người không biết đọc, không biết viết. Kể từ cuối năm 1965, UNESCO đã quyết định chọn ngày 8/9 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế xóa nạn mù chữ.
Ý nghĩa của Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ
Lần đầu tiên ngày kỷ niệm Quốc tế xóa mù chữ được tổ chức vào năm 1966. Đúng như tên gọi, sự ra đời của Ngày Quốc tế xóa mù chữ với ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ viết, của việc cần phải phổ cập giáo dục cho toàn bộ các công dân, toàn cộng đồng và toàn xã hội. Bên cạnh đó, ngày 8/9 còn là sự kiện để kêu gọi toàn cộng đồng thế giới tích cực đẩy mạnh công cuộc xóa nạn mù chữ để mỗi cá nhân được sống và phát triển tốt nhất trong cộng đồng và xã hội.
Tổ chức Liên hợp quốc đã khẳng định biết đọc và biết viết là một quyền của con người. Đó là công cụ cơ bản và cần thiết của mỗi cá nhân để phát triển toàn diện con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chỉ khi biết đọc và biết viết thì bạn mới có điều kiện để học tập và tìm hiểu nhiều hơn nữa các kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh.
Việc xóa nạn mù chữ không chỉ mở ra khả năng tiếp cận với giáo dục cho con người mà còn giúp họ có được quyền được sống tự do và bình đẳng.
Tại sao cần phải xóa nạn mù chữ?
Trong suốt những năm Pháp thuộc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân để kìm kẹp, cấm cản dân ta đến với chữ viết và học vấn từ đó dễ bề bóc lột và đàn áp. Hậu quả đã dẫn đến nạn mù chữ và thất học nghiêm trọng với 95% dân số không biết đọc, không biết viết.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.
Xóa nạn mù chữ là mục tiêu không thể thiếu trong nền giáo dục nước ta. Đây cũng là việc làm mấu chốt để hạn chế đói nghèo, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em, ngăn chặn đà tăng trưởng dân số, thiết lập bình đẳng giới và bảo đảm phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ. Xóa nạn mù chữ là một phần của mục tiêu phát triển bền vững 4, nhằm mục đích để “bảo đảm tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng trên cơ sở bình đẳng, và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời”.
Một nền giáo dục cơ sở tốt sẽ mang đến cho người học các kỹ năng đọc, viết, giúp họ trong suốt cuộc đời và cho phép họ có thể tiếp nhận các kiến thức khác. Những cha mẹ biết chữ được học hành sẽ có cách giáo dục con cái tốt hơn. Những người đã đi học thì muốn tiếp tục học lên cấp cao hơn. Từ đó chúng ta sẽ tiến tới mục tiêu vì một xã hội phát triển – văn minh với trình độ dân trí cao.
Ý nghĩa của Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ
Lần đầu tiên ngày kỷ niệm Quốc tế xóa mù chữ được tổ chức vào năm 1966. Đúng như tên gọi, sự ra đời của Ngày Quốc tế xóa mù chữ với ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ viết, của việc cần phải phổ cập giáo dục cho toàn bộ các công dân, toàn cộng đồng và toàn xã hội. Bên cạnh đó, ngày 8/9 còn là sự kiện để kêu gọi toàn cộng đồng thế giới tích cực đẩy mạnh công cuộc xóa nạn mù chữ để mỗi cá nhân được sống và phát triển tốt nhất trong cộng đồng và xã hội.
Tổ chức Liên hợp quốc đã khẳng định biết đọc và biết viết là một quyền của con người. Đó là công cụ cơ bản và cần thiết của mỗi cá nhân để phát triển toàn diện con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chỉ khi biết đọc và biết viết thì bạn mới có điều kiện để học tập và tìm hiểu nhiều hơn nữa các kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh.
Việc xóa nạn mù chữ không chỉ mở ra khả năng tiếp cận với giáo dục cho con người mà còn giúp họ có được quyền được sống tự do và bình đẳng.
Tại sao cần phải xóa nạn mù chữ?
Trong suốt những năm Pháp thuộc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân để kìm kẹp, cấm cản dân ta đến với chữ viết và học vấn từ đó dễ bề bóc lột và đàn áp. Hậu quả đã dẫn đến nạn mù chữ và thất học nghiêm trọng với 95% dân số không biết đọc, không biết viết.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.
Xóa nạn mù chữ là mục tiêu không thể thiếu trong nền giáo dục nước ta. Đây cũng là việc làm mấu chốt để hạn chế đói nghèo, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em, ngăn chặn đà tăng trưởng dân số, thiết lập bình đẳng giới và bảo đảm phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ. Xóa nạn mù chữ là một phần của mục tiêu phát triển bền vững 4, nhằm mục đích để “bảo đảm tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng trên cơ sở bình đẳng, và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời”.
Một nền giáo dục cơ sở tốt sẽ mang đến cho người học các kỹ năng đọc, viết, giúp họ trong suốt cuộc đời và cho phép họ có thể tiếp nhận các kiến thức khác. Những cha mẹ biết chữ được học hành sẽ có cách giáo dục con cái tốt hơn. Những người đã đi học thì muốn tiếp tục học lên cấp cao hơn. Từ đó chúng ta sẽ tiến tới mục tiêu vì một xã hội phát triển – văn minh với trình độ dân trí cao.
Thông tin khác
- Cách nhận biết trẻ em bị thở khò khè (02/11/2022)
- Họp phiên thường kỳ tháng 10/2022 (02/11/2022)
- Họp rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 (02/11/2022)
- Lễ hội halloween (31/10) (02/11/2022)
- Sự ra đời của liên hợp quốc (02/11/2022)
- Công bố quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư công trình đường phạm ngọc thạch... (27/10/2022)
- Phát gạo cho người nghèo (27/10/2022)
- Khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự... (27/10/2022)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét