Chứng minh nhân dân hết giá trị sử dụng từ ngày 31/12/2024
Chứng minh nhân dân hết giá trị sử dụng từ ngày 31/12/2024
-----------------------
-----------------------
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định chứng minh nhân dân hết giá trị sử dụng từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.
Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Căn cước. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, trong đó có nội dung về quy định chuyển tiếp của dự thảo Luật.
Cụ thể, theo khoản 1 điều 45 về quy định chuyển tiếp trong chương VII về điều khoản thi hành của dự thảo Luật Căn cước, chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Có ý kiến đề nghị quy định tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân song song với thẻ căn cước đến khi hết thời hạn theo quy định bảo đảm thuận tiện cho người dân trong một số giao dịch dân sự.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương. Do đó, việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện.
Do đó, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.
Đề nghị giữ tên Luật Căn cước và thẻ căn cước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước, đề nghị Quốc hội cho giữ tên Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.
Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước, phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.
Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.
Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.
Tích hợp QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước
Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, một số đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành, chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp, cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp, đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chíp điện tử trên thẻ căn cước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, việc tích hợp cả mã QR và chíp điện tử tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hộ chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin, quy định cụ thể về thông tin được mã hoá, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý bảo đảm phù hợp và khả thi.
Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong Cơ sở dữ liệu căn cước, một số ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ về những thông tin được bổ sung quy định bảo đảm tính bảo mật của thông tin. Có ý kiến đề nghị phân loại các trường thông tin bảo đảm logic, khoa học, thuận tiện. Một số ý kiến khác đề nghị cân nhắc các trường thông tin bảo đảm tính ổn định, thường xuyên.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết.
Đồng thời dự thảo Luật quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại Điều này có 7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp nếu các trường thông tin này chưa có hoặc chưa đầy đủ.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng có những quy định bảo đảm độ an toàn cao, bảo đảm kiểm soát an ninh mạng tốt nhất, bảo vệ ở mức cao nhất đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Ngoài ra, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước cũng đề cập đến một số nội dung về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, về cấp, quản lý căn cước điện tử và về trung tâm dữ liệu quốc gia.
Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Căn cước. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, trong đó có nội dung về quy định chuyển tiếp của dự thảo Luật.
Cụ thể, theo khoản 1 điều 45 về quy định chuyển tiếp trong chương VII về điều khoản thi hành của dự thảo Luật Căn cước, chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Có ý kiến đề nghị quy định tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân song song với thẻ căn cước đến khi hết thời hạn theo quy định bảo đảm thuận tiện cho người dân trong một số giao dịch dân sự.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương. Do đó, việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện.
Do đó, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.
Đề nghị giữ tên Luật Căn cước và thẻ căn cước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước, đề nghị Quốc hội cho giữ tên Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.
Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước, phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.
Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.
Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.
Tích hợp QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước
Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, một số đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành, chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp, cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp, đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chíp điện tử trên thẻ căn cước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, việc tích hợp cả mã QR và chíp điện tử tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hộ chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin, quy định cụ thể về thông tin được mã hoá, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý bảo đảm phù hợp và khả thi.
Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong Cơ sở dữ liệu căn cước, một số ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ về những thông tin được bổ sung quy định bảo đảm tính bảo mật của thông tin. Có ý kiến đề nghị phân loại các trường thông tin bảo đảm logic, khoa học, thuận tiện. Một số ý kiến khác đề nghị cân nhắc các trường thông tin bảo đảm tính ổn định, thường xuyên.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết.
Đồng thời dự thảo Luật quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại Điều này có 7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp nếu các trường thông tin này chưa có hoặc chưa đầy đủ.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng có những quy định bảo đảm độ an toàn cao, bảo đảm kiểm soát an ninh mạng tốt nhất, bảo vệ ở mức cao nhất đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Ngoài ra, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước cũng đề cập đến một số nội dung về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, về cấp, quản lý căn cước điện tử và về trung tâm dữ liệu quốc gia.
Tin bài: Duy Thanh
Theo Báo Đồng Tháp
Theo Báo Đồng Tháp
Thông tin khác
- Các giải pháp phòng cháy, chữa cháy (30/07/2024)
- Hưởng ứng “ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024 (30/07/2024)
- Kỳ họp thứ 8 hội đồng nhân dân phường 2, khóa x, nhiệm kỳ 2021-2026 (22/07/2024)
- Thông báo về việc điều chỉnh mức đóng bhxh tự nguyện, bhyt hộ gia đình và bhyt hộ cận nghèo (22/07/2024)
- Hưởng ứng, tham gia cuộc thi sáng tác nghệ thuật thơ, ca khúc về ngành cơ yếu việt nam (22/07/2024)
- Diễn đàn trẻ em năm 2024 "hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em" (21/07/2024)
- Cảnh báo cuộc gọi mạo danh với mục đích lừa đảo (16/07/2024)
- Phòng ngừa huy động vốn trên không gian mạng (12/07/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét