TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
PHƯỜNG 2
THÀNH PHỐ SA ĐÉC

 
Thứ sáu, 27/09/2024

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc
-------------
          Thất Tịch (ngày Trùng Thất) diễn ra vào 7/7 âm lịch, được coi là ngày lễ tình nhân tại Trung Quốc. Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc.
Thất Tịch là một ngày lễ diễn ra vào ngày 7/7 hằng năm. Liệu bạn đã biết về nguồn gốc của ngày lễ này và những phong tục của nó? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé.
Tìm hiểu về ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Lễ Thất Tịch tiếng Trung Quốc gọi là gì?
Thất Tịch (七夕) là một ngày lễ truyền thống trong văn hóa của Phương Đông. Tại Trung Quốc, lễ Thất Tịch còn có nhiều cái tên gọi khác như:
Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật người chị thứ bảy.
Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.
Đây là một ngày hội mà nam nữ nữ thể hiện tình yêu đôi lứa và tình cảm của mình cho một nửa kia.
Sự tích ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Chuyện xưa truyền rằng Ngưu Lang là chàng chăn trâu tuy nghèo khó nhưng rất chăm chỉ và luôn hướng thiện. Chàng dành hết tình cảm của mình cho nàng tiên dệt vải là Chức Nữ - con gái của Vương Mẫu Nương Nương, người dệt nên những đám mây ngũ sắc sặc sỡ trên bầu trời.
Rồi nhờ vào tình yêu say đắm mà hai người cũng nên duyên vợ chồng, qua những năm tháng êm đềm và hạnh phúc bên nhau hai người đã hạ sinh được một người con trai và một người con gái.
Nhưng những ngày tháng êm đềm và hạnh phúc ấy không được bao lâu thì một ngày Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang đau khổ mà đuổi theo nhưng lại bị chặn với con sông Thiên Hà - ranh giới giữa cõi trần và cõi tiên. Nhớ thương vợ mình nên chàng Ngưu Lang cứ đứng chờ đợi mãi mà chẳng bao giờ chịu rời đi.
Chính vì lẽ đó mà trên bầu trời cạnh chòm sao Thiên Hà có một vì sao nhỏ mà người ta gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm động trước tấm chân tình tình của chàng đã đồng ý cho đôi lứa được gặp nhau vào ngày Thất Tịch, ngày 7 tháng 7 m lịch mỗi năm một lần.
Chính vì lẽ đó mà cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, những đàn chim trên trời nối lại với nhau thành cây cầu bắc sang sông Thiên Hà cho đôi nam nữ được gặp nhau. Trong những lần gặp gỡ đó đó hai người đã khóc rất nhiều từ đấy tạo nên những cơn mưa trong ngày Thất Tịch.
Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc ốc ban đầu còn được biết đến với là ngày lễ nhân gian để tưởng nhớ đến vị tiên thứ bảy. Theo truyền thuyết Chức Nữ chính là nàng tiên thêu thùa dệt vải người thêu lên những đám mây ngũ sắc trên bầu trời, người đã tạo ra tơ tằm.
Đây là ngày lễ để thể hiện sự tôn kính và yêu thương của con người đối với thiên nhiên và đối với những người phụ nữ giỏi giang.
Bên cạnh đó đây cũng là một ngày để tưởng nhớ về tình yêu đôi lứa của Ngưu Lang và Chức Nữ. Tình yêu truyền thuyết này ngày vượt qua ranh giới giữa thần và người nên sau này ngày lễ càng ngày càng được biết đến nhiều như một ngày lễ tình nhân của Trung Quốc và một số nước Đông Á khác trong đó có cả Việt Nam.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet

Điểm xếp hạng trung bình 0


Nội dung tuyệt vời(0)
Nội dung hay(0)
Bình thường(0)
Không quan tâm(0)
Không phù hợp(0)
0 lượt xếp hạng
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét