Ý nghĩa ngày dân số Việt Nam 26/12
Ý nghĩa ngày dân số Việt Nam 26/12
-----------------------
-----------------------
Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt Nam nhằm tập trung toàn xã hội cho công tác này, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trước mắt và lâu dài.
Vào những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả dân tộc, chúng ta đã dành được những thành tựu to lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội vào những năm 1955 - 1957. Tuy nhiên, từ năm 1958 trở đi thu nhập quốc dân giảm, trong khi sản lượng lương thực giảm thì tốc độ dân số lại tăng vọt từ 1,1% (1954) lên 3,93% (1960). Lúc này chính sách sinh đẻ có kế hoạch chưa được áp dụng ở nước ta.
Trong bối cảnh nói trên, ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216/CP, về việc sinh đẻ có hướng dẫn, xuất phát từ thực tế về sự gia tăng dân số quá nhanh, gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một văn bản đánh dấu sự ra đời của công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được triển khai thực hiện ở nước ta. Ngày 26/12/1961 là ngày ban hành một quyết định mang tính chất hết sức quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của công tác dân số, hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ trong cả nước. Quyết định 216-CP là quyết định mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Quyết định nêu rõ mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp.Từ văn bản đầu tiên là Quyết định 216-CP, ngày 26/12/1961, sau này các văn bản mang tính toàn diện hơn được ban hành kịp thời giúp cho việc triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14/01/1993, rồi đến Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2000; Pháp lệnh Dân số năm 2003; Nghị quyết 47/NQ-TW, ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Pháp lệnh 08 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số… Đây là hành lang pháp lý đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả.
Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.”
Ngày 31/12/2017 Chính phủ đã có Nghị quyết số 137/NQ-CP về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với 8 mục tiêu chính trên tinh thần quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới.
Năm 2019, nước ta tiến hành tổng điều tra dân số và nhà ở trên quy mô cả nước, kết quả chính thức vào 0 giờ ngày 01/4/2019 cho thấy: Tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người; trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2% Theo kết quả điều tra, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 (1,18%/năm).
Với quy mô dân số hiện nay hơn 100 triệu người, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh điều này phản ánh tốc độ già hóa dân số của Việt Nam tăng mạnh. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm đa số (68% tổng dân số); dân số có khả năng lao động đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số, dự báo Việt Nam sẽ kết thúc giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” vào khoảng năm 2040. Bên cạnh đó, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi năm 2021 (TPHCM 76,2 tuổi), cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện…
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, song công tác dân số đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn như: Mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố; mất cân bằng giới tính khi sinh đã ở mức nghiêm trọng; lợi thế của dân số vàng chưa được khai thác hiệu quả, chưa có giải pháp đồng bộ.
Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng chưa có hệ thống giải pháp thích ứng; chất lượng dân số còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ còn thấp; nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới...Với chủ đề “Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”, Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay, là dịp để chúng ta tăng cường cam kết của các cấp ủy, chính quyền; tăng cường phối hợp các ban ngành, đoàn thể và huy động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện tốt hơn chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số, đó là: ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư hợp lý và từng bước nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống./.
Vào những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả dân tộc, chúng ta đã dành được những thành tựu to lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội vào những năm 1955 - 1957. Tuy nhiên, từ năm 1958 trở đi thu nhập quốc dân giảm, trong khi sản lượng lương thực giảm thì tốc độ dân số lại tăng vọt từ 1,1% (1954) lên 3,93% (1960). Lúc này chính sách sinh đẻ có kế hoạch chưa được áp dụng ở nước ta.
Trong bối cảnh nói trên, ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216/CP, về việc sinh đẻ có hướng dẫn, xuất phát từ thực tế về sự gia tăng dân số quá nhanh, gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một văn bản đánh dấu sự ra đời của công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được triển khai thực hiện ở nước ta. Ngày 26/12/1961 là ngày ban hành một quyết định mang tính chất hết sức quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của công tác dân số, hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ trong cả nước. Quyết định 216-CP là quyết định mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Quyết định nêu rõ mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp.Từ văn bản đầu tiên là Quyết định 216-CP, ngày 26/12/1961, sau này các văn bản mang tính toàn diện hơn được ban hành kịp thời giúp cho việc triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14/01/1993, rồi đến Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2000; Pháp lệnh Dân số năm 2003; Nghị quyết 47/NQ-TW, ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Pháp lệnh 08 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số… Đây là hành lang pháp lý đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả.
Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.”
Ngày 31/12/2017 Chính phủ đã có Nghị quyết số 137/NQ-CP về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với 8 mục tiêu chính trên tinh thần quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới.
Năm 2019, nước ta tiến hành tổng điều tra dân số và nhà ở trên quy mô cả nước, kết quả chính thức vào 0 giờ ngày 01/4/2019 cho thấy: Tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người; trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2% Theo kết quả điều tra, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 (1,18%/năm).
Với quy mô dân số hiện nay hơn 100 triệu người, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh điều này phản ánh tốc độ già hóa dân số của Việt Nam tăng mạnh. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm đa số (68% tổng dân số); dân số có khả năng lao động đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số, dự báo Việt Nam sẽ kết thúc giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” vào khoảng năm 2040. Bên cạnh đó, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi năm 2021 (TPHCM 76,2 tuổi), cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện…
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, song công tác dân số đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn như: Mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố; mất cân bằng giới tính khi sinh đã ở mức nghiêm trọng; lợi thế của dân số vàng chưa được khai thác hiệu quả, chưa có giải pháp đồng bộ.
Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng chưa có hệ thống giải pháp thích ứng; chất lượng dân số còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ còn thấp; nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới...Với chủ đề “Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”, Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay, là dịp để chúng ta tăng cường cam kết của các cấp ủy, chính quyền; tăng cường phối hợp các ban ngành, đoàn thể và huy động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện tốt hơn chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số, đó là: ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư hợp lý và từng bước nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống./.
Tin bài: Duy Thanh
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Thông tin khác
- Đại biểu hđnd tỉnh tiếp xúc cử tri phường 2 (29/07/2020)
- Hội đồng nhân dân phường 2 kỳ họp thứ 10 khóa ix, nhiệm kỳ 2016-2021 (29/07/2020)
- Họp mặt kỷ niệm 73 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2020 (27/07/2020)
- Trường mầm non hoa sen tổ chức lễ tổng kết và phát thưởng năm học 2019-2020. (20/07/2020)
- Công đoàn cơ sở phường 2 tham gia hội thi ẩm thực đường phố năm 2020 (15/07/2020)
- Kiểm tra việc triển khai phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (13/07/2020)
- Đối thoại trực tiếp với người dân về chính sách bảo hiểm y tế (09/07/2020)
- Trao nhà tình đồng đội (09/07/2020)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét