Ngày Quốc tế chống tham nhũng 09/12
Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Công ước Liên hiệp quốc về Phòng, chống tham nhũng được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2005. Nội dung của Công ước bao gồm 8 chương, 71 điều quy định về các biện pháp mang tính phòng ngừa và xử phạt, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản tham nhũng nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tất cả các thành viên.
Tính đến ngày 6 tháng 02 năm 2020, Công ước đã có 187 thành viên, trong đó có 181 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc (trên tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc). Công ước đang ngày càng trở thành một trong các điều ước quốc tế phổ biến, được dẫn chiếu trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là trong những cam kết về chống tham nhũng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống; Hình sự hóa tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.
Các biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định từ điều 5 đến điều 14 của Công ước, bao gồm các nội dung: quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, vinh danh những người chống tham nhũng, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã chọn ngày 09 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti – Corruption Day).
Tính đến ngày 6 tháng 02 năm 2020, Công ước đã có 187 thành viên, trong đó có 181 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc (trên tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc). Công ước đang ngày càng trở thành một trong các điều ước quốc tế phổ biến, được dẫn chiếu trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là trong những cam kết về chống tham nhũng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống; Hình sự hóa tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.
Các biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định từ điều 5 đến điều 14 của Công ước, bao gồm các nội dung: quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, vinh danh những người chống tham nhũng, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã chọn ngày 09 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti – Corruption Day).
Thông tin khác
- Hỗ trợ người bán vé số ở phường 2 (08/04/2020)
- Ban chỉ huy quân sự phường 2 tổ chức khai giảng lớp huấn luyện dân quân cơ động năm 2020 (07/04/2020)
- Phát khẩu trang vải miễn phí cho người dân phòng, chống dịch covid-19 (31/03/2020)
- Chào mừng đến với trang thông tin điện tử phường 2, thành phố sa đéc (24/03/2020)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét