Sáng Ngời Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Cách Mạng Của Đồng Chí Phan Văn Khỏe
Đồng chí Phan Văn Khỏe (1901–1946), bí danh Tư Mỹ, là một nhà cách mạng Việt Nam, từng đảm nhiệm vai trò Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Mỹ Tho trong Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Đồng chí Phan Văn Khỏe sinh năm 1901 trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Cống Huế, làng Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, nay là xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Dù xuất thân không được khá giả, lại là đứa con thứ tư trong gia đình, nhưng ông vẫn được lo học hành đầy đủ.Bản thân đồng chí ham học hỏi, đọc nhiều sách báo và hay tìm hiểu các vấn đề diễn ra trong xã hội, nên đồng chí có kiến thức sâu rộng hơn trình độ học vấn của mình.
Năm 1928, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó là Đảng viên của An Nam Cộng sản Đảng (1929), rồi là Đảng Cộng sản Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Đông Dương, 1930).
Tháng 4 năm 1930, ông được Tỉnh ủy Mỹ Tho phân công phụ trách quận Cai Lậy.
Năm 1933, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.
Cuối năm 1936, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc.
Tháng 4 năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp ở Bến Lức (Tân An), thông qua "Đề cương chuẩn bị bạo động", Phan Văn Khỏe được chỉ định làm Ủy viên Thường vụ Xứ ủy kiêm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho để chuẩn bị khởi nghĩa.
Đầu năm 1941, các đồng chí Xứ ủy bầu đồng chí Phan Văn Khỏe giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí hệ thống tổ chức Đảng ủy dần phục hồi. Giữ năm 1941 trên đường đi công tác đồng chí bị giặc bắt và đày ra Côn Đảo.
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ông cùng các tù chính trị Côn Đảo được chính quyền cách mạng đón về đất liền. Ông tiếp tục đảm nhận vai trò đặc phái viên của Xứ ủy Nam Bộ và Liên Tỉnh ủy Trung Nam Bộ, liên lạc với Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh xây dựng chiến khu Đồng Tháp Mười.
Tháng 3 năm 1946, ông bị quân Pháp bắt giữ ở quận Cái Bè, giải về Cai Lậy tra khảo.Chúng tra tấn đồng chí dã man. Không thể khuất phục đồng chí, bọn giặc đã thủ tiêu đồng chí ở gò Bà Đội Phận - ở bãi nghĩa địa hoang phía đông chợ Cai Lậy. Di hài của ông đã được cải táng về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang.
Vinh danh:
Ngày 30 tháng 5 năm 1998, đồng chí Phan Văn Khỏe được Chủ tịch nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Tên của ông được đặt cho một con đường ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Khu tưởng niệm đồng chí Phan Văn Khỏe (ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy) được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Đồng chí Phan Văn Khỏe sinh năm 1901 trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Cống Huế, làng Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, nay là xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Dù xuất thân không được khá giả, lại là đứa con thứ tư trong gia đình, nhưng ông vẫn được lo học hành đầy đủ.Bản thân đồng chí ham học hỏi, đọc nhiều sách báo và hay tìm hiểu các vấn đề diễn ra trong xã hội, nên đồng chí có kiến thức sâu rộng hơn trình độ học vấn của mình.
Năm 1928, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó là Đảng viên của An Nam Cộng sản Đảng (1929), rồi là Đảng Cộng sản Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Đông Dương, 1930).
Tháng 4 năm 1930, ông được Tỉnh ủy Mỹ Tho phân công phụ trách quận Cai Lậy.
Năm 1933, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.
Cuối năm 1936, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc.
Tháng 4 năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp ở Bến Lức (Tân An), thông qua "Đề cương chuẩn bị bạo động", Phan Văn Khỏe được chỉ định làm Ủy viên Thường vụ Xứ ủy kiêm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho để chuẩn bị khởi nghĩa.
Đầu năm 1941, các đồng chí Xứ ủy bầu đồng chí Phan Văn Khỏe giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí hệ thống tổ chức Đảng ủy dần phục hồi. Giữ năm 1941 trên đường đi công tác đồng chí bị giặc bắt và đày ra Côn Đảo.
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ông cùng các tù chính trị Côn Đảo được chính quyền cách mạng đón về đất liền. Ông tiếp tục đảm nhận vai trò đặc phái viên của Xứ ủy Nam Bộ và Liên Tỉnh ủy Trung Nam Bộ, liên lạc với Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh xây dựng chiến khu Đồng Tháp Mười.
Tháng 3 năm 1946, ông bị quân Pháp bắt giữ ở quận Cái Bè, giải về Cai Lậy tra khảo.Chúng tra tấn đồng chí dã man. Không thể khuất phục đồng chí, bọn giặc đã thủ tiêu đồng chí ở gò Bà Đội Phận - ở bãi nghĩa địa hoang phía đông chợ Cai Lậy. Di hài của ông đã được cải táng về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang.
Vinh danh:
Ngày 30 tháng 5 năm 1998, đồng chí Phan Văn Khỏe được Chủ tịch nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Tên của ông được đặt cho một con đường ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Khu tưởng niệm đồng chí Phan Văn Khỏe (ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy) được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Người soạn tin
Bá Đạt, Hồng Ngọc
(Nguồn sưu tầm)
Bá Đạt, Hồng Ngọc
(Nguồn sưu tầm)